Cung đạo Kyudo là một bộ môn võ thuật cổ truyền của người Nhật, sử dụng cung làm vũ khí. Đi cùng với các thời kỳ lịch sử Kyudo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của đất nước Nhật Bản, là bộ môn thể thao không chỉ được các thế hệ người Nhật trân quý mà còn được hàng ngàn người trên thế giới yêu thích tập luyện. Để hiểu rõ hơn về Kyudo Nhật Bản, các bạn hãy cùng Janbox đi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
1. Lịch sử về cung đạo Kyudo
Kyudo được hiểu theo nghĩa tiếng Nhật là cung đạo. Đây là một môn võ dùng cung để làm vũ khí sau đó sử dụng các kỹ thuật bắn để phóng mũi tên trúng vào mục tiêu đã nhắm ở phía trước.
Theo những ghi chép tỉ mỉ trong các trang sách cổ của người Nhật, cung đạo Kyudo đã xuất hiện từ thời kỳ Yayoi, khi mà con người biết sử dụng gỗ làm cánh cung.
Đến thời kỳ phong kiến (1185-1600) đất nước Nhật trải qua một thời kỳ hỗn loạn với những cuộc chiến tranh liên miên. Bên cạnh việc dùng kiếm, người Nhật đã sử dụng cung đạo làm vũ khí chiến đấu. Chính vì vậy, cung đạo Kyudo thời kỳ này mới thực sự được phát triển. Có khá nhiều lớp dạy bắn cung được mở ra nhưng kỹ thuật dạy bắn cung không thống nhất.
Đến thế kỷ 15, một phương pháp bắn cung “hi, kan, chu”, có nghĩa là “bay, xuyên qua, trung tâm” do Heki Danjo Masatsugu phát triển đã tạo một cuộc cách mạng hóa việc dạy bắn cung.
Bước sang thế kỷ 16, sự xuất hiện của súng hỏa mai đã làm giảm tính quan trọng của việc sử dụng cung đạo Kyudo trong các cuộc chiến. Kyugo lúc này chỉ là kỹ năng tự thân trong tầng lớp Samurai, việc giảng dạy bộ môn bắn cung cũng tập trung hơn về tính triết lý và tinh thần.
Ở thời kỳ Minh Trị, mức độ phổ biến của Kyudo giảm dần khi các Samurai mất đi quyền lực. Thế nhưng, với niềm đam mê và tâm huyết với Kyudo, một số võ sư đã tụ hợp với nhau và thành lập Liên đoàn Kyudo toàn Nhật Bản vào năm 1949. Từ đó, Kyudo Nhật Bản trở thành một bộ môn thể thao có hệ thống và quy củ như hiện nay.
2. Những phụ kiện cần có khi tập luyện và thi đấu Kyudo Nhật Bản
Bộ môn cung đạo Kyudo yêu cầu người tham gia luyện tập và thi đấu phải có những dụng cụ và phụ kiện sau:
– Yumi (Cánh cung): Cánh cung Kyudo được làm từ tre, gỗ hoặc sợi carbon tổng hợp. Thông thường cánh cung có chiều dài 2m, có dây cung được trang bị chắc chắn, được chà bằng vải dệt và nhựa.
– Ya (Mũi tên): Mũi tên Kyudo được làm bằng tre, thường dài hơn sải tay từ 6 đến 10cm. Mũi tên Kyudo có hai loại là Haya và otoya.
– Hakama: Là bộ trang phục mặc khi tập luyện và thi đấu Kyudo. Hakama có quần ống rộng, thường có màu đen hoặc trắng, mặc với áo Nagajuban trắng (áo lót kimono). Việc mặc trang phục Kyudo cũng tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, bao gồm tabi (tất) phải có màu trắng và nhìn tổng thể trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, đúng lễ nghi.
– Yugake (Găng tay): Trong Kyudo có nhiều loại găng tay dựa trên nhiều tiêu chí như năng lực, thói quen, mục đích của người tập.
– Muneate: Là tấm bảo vệ ngực trước tình huống dây cung bật vào người khi bắn.
Ngoài ra, trong cung đạo Kyudo còn có một số phụ kiện đi kèm mang tính tiện lợi trong các hoạt động như:
– Fudeko là một loại bột được dùng để bôi lên tay thấm mồ hôi, giúp xoay cung dễ dàng mà không bị hư hại.
– Giriko là một loại bột nhựa thông được dùng để bôi vào ngón tay cái và ngón trỏ giúp duy trì độ bám khi bắn.
– Tsurumaki là một vật dùng để cuộn dây cung dự phòng.
3. Ý nghĩa của cung đạo Kyudo
Cung đạo Kyudo Nhật Bản đòi hỏi người tập phải kiên trì, luôn tập trung, giữ tâm thế vững vàng và tính kỷ luật cao. Trong mỗi một đường cung, một mũi tên đều phải luôn tâm niệm đó là một sinh mạng vì vậy cần nhắm chính xác mục tiêu. Do đó, luyện tập cung đạo Kyudo bắn trúng mục tiêu không phải là đích duy nhất, mà thông qua việc luyện tập hướng con người ta đến cái Chân- Thiện –Mỹ, rèn luyện các đức tính kiên trì, nhẫn nại, bền tâm và vững trí.
>>> Xem thêm: Kendo là gì? Tìm hiểu lịch sử phát triển, luật thi đấu Kendo
4. Đặc điểm của Kyudo Nhật Bản
Ở Kyudo Nhật Bản, khi bắt đầu nhập môn, người học bắn cung Kyudo phải trải qua một khoảng thời gian rèn luyện đặc biệt về tinh thần, học các nghi lễ cơ bản như cách đứng, cách đi, cách ngồi và cách chào trước khi cầm cung tập luyện.
Sau khi đã hiểu cụ thể, nắm bắt chi tiết các nghi thức cơ bản của cung đạo, người tập sẽ được hướng dẫn học các kỹ thuật bắn cung. Kỹ thuật này bao gồm 8 bước sau:
– Ashinumi: Nghĩa là đứng theo đường bắn cung
– Doozukuri: Đẩy trọng tâm cơ thể để hơi di chuyển về phía trước, sau đó giữ cổ ở vị trí thẳng với lưng
– Yugamae: Đặt mũi tên lên dây cung, hướng thẳng mặt vào mục tiêu cần bắn
– Uchiokoshi: Thực hiện nâng hai tay lên hướng vào mục tiêu
– Hikiwake: Kéo mũi tên đi theo chiều ngang
– Kai: Cố định và giữ vị trí mũi tên sau đó ngắm chuẩn xác đến mục tiêu
– Hanare: Thực hiện bắn cung
– Zanshin: Giữ vững tư thế tập trung sau khi bắn.
Một điểm khác biệt ở cung đạo so với nhiều bộ môn thể thao khác chính là việc không cần phân biệt bạn thuận tay nào. Cánh cung luôn được cầm ở tay trái, tay phải dùng để kéo dây cung ra phía sau tai. Khoảng cách được tính từ vị trí bắn cho đến đến vị trí đặt bia được nâng dần độ khó theo trình độ, khả năng của cung thủ.
5. Mua cung Kyudo ở đâu?
Nếu bạn đang có ý định học bắn cung Kyudo và đang muốn mua dụng cụ, trang phục và các phụ kiện cần thiết để học bộ môn võ thuật này. Bạn có thể đặt mua các sản phẩm Kyudo Nhật Bản trên sàn thương mại điện tử Janbox. Đây chính là web mua hàng nội địa Nhật đơn giản, tiện lợi dành cho người Việt. Bởi Janbox là sàn thương mại điện tử có giao diện tiếng Việt, liên kết chặt chẽ với các website bán hàng nội địa Nhật.
Đặt hàng trên ứng dụng mua hàng xuyên biên giới Janbox, là bạn đang đặt mua những mặt hàng chất lượng, giá tốt trên các website nội địa Nhật. Janbox không bán hàng mà chỉ là công cụ hỗ trợ bạn đặt mua hàng và vận chuyển về Việt Nam, giúp bạn không gặp những khó khăn về ngôn ngữ Nhật, thẻ thanh toán quốc tế, địa chỉ nhận hàng nội địa hay quá trình vận chuyển hàng về nước đầy rủi ro.
>>> Xem thêm: Dịch vụ mua hộ hàng trên Mercari uy tín, tiết kiệm
Với những thông tin trên, Janbox hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cung đạo Kyudo Nhật Bản. Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về những phụ kiện luyện tập cung đạo hãy liên hệ tới Janbox nhé!
Website: https://janbox.com
Email: [email protected]