Những điều bạn cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1048
Những điều bạn cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu trải qua chặng đường dài vận chuyển, vượt qua lãnh thổ nhiều quốc gia, người xuất khẩu và người nhập khẩu ở xa không trực tiếp áp tải, phải thuê vận tải trung gian mà quá trình vận tải có thể xảy ra rất nhiều rủi ro không đoán trước được. Vì vậy, mua bảo hiểm cho hàng hóa là rất cần thiết. Thế nhưng khá nhiều doanh nghiệp, cá nhân còn lúng túng, băn khoăn trong vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây của Janbox sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bảo hiểm hàng hóa xuất và nhập khẩu.

I. Khái niệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cam kết bồi thường của đơn vị cung cấp bảo hiểm đối với hàng hóa không may bị tổn thất do gặp rủi ro, thiên tai trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cá nhân đã mua bảo hiểm.

bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau

Quá trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu được diễn ra trước khi hàng hóa được vận chuyển.

Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa không may gặp sự cố. Bởi khi gặp các sự cố thiên tai, tai nạn dẫn đến hư hỏng, thất lạc hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được đơn vị bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo cam kết hợp đồng.

II. Các loại bảo hiểm hàng hóa thường gặp

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ là các hợp đồng bảo hiểm dành cho các đơn hàng vận chuyển bằng container, phương tiện giao thông đường bộ từ Việt Nam xuất sang các nước khác và ngược lại.

2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không diễn ra tương đối an toàn. Tuy nhiên, phải vận chuyển qua nhiều nước trung chuyển và việc thất lạc hay va chạm hàng hóa là khó có thể tránh khỏi mà chúng ta khó có bằng chứng chứng minh lỗi và trách nhiệm thuộc về hãng hàng không. Nhất là ở những lô hàng có giá trị, rủi ro này thường thì khách hàng đều phải chấp nhận.

Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp hạn chế được tổn thất khi sự cố xảy ra.

3. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là loại bảo hiểm được áp dụng cho các loại hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia này tới quốc gia khác bằng đường biển.

Hàng hóa vận tải đường biển thường gặp rất nhiều rủi ro bất ngờ như mắc cạn, chìm đắm, bão, lốc, sóng thần, cướp biển,… Mà thông thường theo hợp đồng vận tải, bên vận tải chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trong những trường hợp nhất định, có rất nhiều rủi ro các hãng tàu không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy định miễn trách nhiệm rất nhiều cho bên vận chuyển. Do đó, việc mua bảo hiểm hàng hóa đường biển là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau-bang-duong-bien

Mỗi một loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trên đều có nhiều gói bảo hiểm khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng. Bạn cần dựa vào giá trị hàng hóa, khối lượng đơn hàng, nhu cầu, điều kiện tài chính để lựa chọn gói bảo hiểm hàng hóa cho phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: FCL và LCL là gì? Quy trình xuất nhập khẩu hàng LCL, FCL

III. Những điểm cần lưu ý khi mua bảo hiểm

1. Đối tượng nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối tượng nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là các loại hàng hóa được phép xuất khẩu từ Việt Nam ra các nước thế giới và nhập khẩu từ các nước thế giới vào Việt Nam  theo đúng  pháp luật.

2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá

Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro, phạm vi bảo hiểm, rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa được chia ra các loại sau:

Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Rủi ro này được chia làm 2 loại sau:

– Rủi ro chính: Là những rủi ro xảy ra thường xuyên và được bảo hiểm trong mọi điều kiện như: Rủi ro chìm tàu gây ra hư hại hoàn toàn hàng hóa xuất nhập khẩu; Rủi ro cháy hàng do nguyên nhân khách quan; Rủi ro mắc cạn,..

– Rủi ro phụ : Là rủi ro ít khả năng gây ra như hàng hóa bị rách, méo, vỡ hay ẩm mốc,…chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng bảo hiểm.

Rủi ro phải bảo hiểm riêng: Là những rủi ro bị loại trừ đối với các điều kiện tiêu chuẩn nếu doanh nghiệp, cá nhân mua bảo hiểm của muốn hàng hóa của mình được bảo hiểm tuyệt đối như: Rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công,…

bao-hiem-hang-hoa-bang-duong-bien

Rủi ro loại trừ: Là những rủi ro không được bảo hiểm trong các trường hợp sau:

– Rỏ rì, hao mòn thông thường về khối lượng, trọng lượng tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm.

– Mất mát, hư hỏng nội tỳ hay do chậm trễ.

– Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ, thiếu tài chính chủ tàu, người quản lý bến tàu; Do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp; Do sử dụng vũ khí chiến tranh, năng lượng hạt nhân. 

– Thiệt hại cố ý, cố ý phá hoại đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.

3. Các loại tổn thất của bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Dựa vào các chỉ tiêu khác nhau mà có các loại tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu khác nhau như:

Căn cứ vào quy mô và mức độ tổn thất, tổn thất của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được chia thành 2 loại là: 

– Tổn thất toàn bộ: là mức độ tổn thất 100% giá trị bảo hiểm. 

– Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần hàng hóa hoặc hàng hóa được bảo hiểm bị giảm giá trị về số lượng, trọng lượng, thể tích hay giá trị sử dụng.

Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm, tổn thất bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm 2 loại sau: 

– Tổn thất riêng: Là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu.

– Tổn thất chung: là những tổn thất do rủi ro không lường trước được gây ra như đâm, va, cháy,… 

4. Giá trị của bảo hiểm, phí bảo hiểm

Giá trị của bảo hiểm  phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phụ thuộc vào loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, phương tiện vận chuyển,…

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ do bên cung cấp bảo hiểm đưa ra. Căn cứ vào phạm vi bảo hiểm và gói cước cụ thể mà sẽ có những mức phí khác nhau. Thông thường, phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu được tính theo công thức:

I = CIF × R

Trong đó:

CIF = (C+F) / (1-R)

CIF: Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

C: Giá hàng

F: Giá cước phí vận chuyển

R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

I: Phí bảo hiểm

mua-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau

>>Xem thêm: Gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam thuận tiện đơn giản nhất.

IV. Quy trình xử lý bồi thường bảo hiểm 

1. Công tác giám định 

Khi phát hiện ra hàng hóa tổn thất, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cần thông báo cho công ty bảo hiểm hay công ty giám định. Bằng cách gửi yêu cầu giám định, yêu cầu giám định bổ sung  và các giấy tờ liên quan cần thiết.

Khi nhận được thông báo tổn thất, đơn vị cung cấp bảo hiểm có trách nhiệm tự tiến hành giám định hoặc uỷ quyền cho công ty giám định tiến hành giám định tổn thất.

Dựa trên xem xét tình trạng tổn thất thực tế hàng hóa, các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… Qua đó đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không.

phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

2. Công tác bồi thường

Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, bên cung cấp bảo hiểm sẽ xem xét, đối chiếu với hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã ký kết. Nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì bên cung cấp bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.

>>> Xem thêm: Công ty vận chuyển Việt Nhật uy tín, giá rẻ

Là đơn vị có 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng quốc tế, Janbox sẽ là địa chỉ uy tín đồng hành cùng quý doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân vận chuyển hàng hóa an toàn với các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển chất lượng, rõ ràng, công khai, minh mạch. Cam kết bồi thường thiệt hại nhanh chóng nếu đơn vận gặp sự cố theo đúng hợp đồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Janbox qua: