Chuông gió Nhật Bản – Góc bình yên trong văn hóa người Nhật

1174
chuong-gio-nhat-ban

Sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn từng trải qua mùa hè ở Nhật bản mà thiếu vắng tiếng chuông Furin – vật treo trước cửa mang màu sắc rực rỡ cùng âm thanh vui tai khi gió đến. Ở bài viết này, Janbox sẽ cùng bạn tìm về mùa hè Nhật bản qua những thông tin thú vị nhất về những chiếc chuông gió. Cùng lịch sử hình thành, cấu tạo và địa chỉ đặt mua chuông gió Nhật Bản Janbox tin rằng bạn có thể tìm thấy một chiếc cho riêng mình, để tận hưởng cảm giác tinh khiết của mùa hè Nhật Bản quanh năm! 

I. Chuông gió Nhật Bản là gì? 

Chuông gió Nhật Bản, trong tiếng Nhật được gọi là Furin (“fu là gió còn “rin” là tiếng chuông). Đây là chiếc chuông nhỏ thường được treo trên ban công và hiên của các ngôi nhà Nhật Bản vào mùa hè.

Hầu hết cấu tạo chuông gió Nhật gồm có 03 phần: hình bát hoặc hình chuông bên ngoài, được gọi là gaiken; chuông kẹp được gọi là zetsu, và phần trưng nhất của chuông – tanzaku, những dải giấy đầy màu sắc được treo và rung rinh trong làn gió mùa hè. 

Khi gió thổi đến những chiếc chuông đặc biệt này, âm thanh của những dải giấy tấp vào thành tiếng lốp bốp vui tai. Điều này không chỉ tạo ra âm thanh báo hiệu cho làn gió thổi, mà còn mang lại cho gia chủ cảm giác mát mẻ, sảng khoái.

II. Lịch sử của chuông gió Nhật Bản 

Chuông gió Nhật có nguồn gốc từ thế kỷ thứ VI tại Ấn Độ, sau đó du nhập vào Trung Quốc và chính thức được biết đến tại Nhật Bản vào thế kỷ 12. Bấy giờ, những chiếc chuông gió Trung Quốc sẽ được đưa vào rừng và treo trên thân cây tre. Những âm thanh mà chuông tạo ra trong gió sẽ được hiểu là những dấu hiệu của vận may tốt hay xấu.

Le-hoi-chuong-gio-nhat-ban
Lễ hội chuông gió nhật bản ngày nay

Ban đầu, chuông gió Furin được sử dụng trong các ngôi chùa Phật giáo, sau đó được giới quý tộc Heian yêu thích và treo chúng trên hiên nhà họ như một tấm bùa bảo vệ xua đuổi tà ma. Theo thời gian, những chiếc chuông được làm nhỏ lại và được sử dụng phổ biến hơn trong các ngôi nhà Nhật Bản.

Ý nghĩa của chuông gió Furin rất thú vị. Vào những ngày trước khi chưa có điều hòa nhiệt độ, người Nhật thường nghe âm thanh của Furin để tạo cảm giác mát mẻ giúp vượt qua mùa hè oi ả và ẩm ướt của Nhật Bản. 

>>> Xem thêm: Đi du lịch nhật bản nên mua gì về làm quà cho mọi người?

III. Chuông Gió Nhật Bản Được Làm Như Thế Nào?

Cho đến tận thế kỷ 18, Gốm và đồng là những vật liệu phổ biến nhất cho chuông gió trong thời kỳ Heian. Sau này, việc giao thương giữa Nhật bản và châu Âu đã tạo nên tiền đề cho việc sản xuất chuông gió làm từ thủy tinh. Mặc dù ban đầu rất đắt tiền, nhưng chuông gió bằng thủy tinh Venice đã trở nên phổ biến trong suốt thế kỷ 19. 

Đầu thế kỷ 20 chuông gió bằng sắt bắt đầu được biết đến và ưa chuộng nhiều hơn. Ngày nay, có rất nhiều loại chuông gió Nhật Bản Furin được sản xuất hàng loạt, nhưng cũng có những Furin áp dụng kỹ thuật thủ công truyền thống của địa phương. 

Chuong-gio-truyen-thong-tu-gom

Loại chuông gió Furin phổ biến nhất hiện nay được làm từ thủy tinh, với nhiều kiểu dáng sơn hoặc in khác nhau. Đối với chuông gió thủy tinh thì không dùng khuôn. Thủy tinh được thổi bằng tay một cách cẩn thận thành những hình dạng giống như bong bóng nhỏ. Một dây để treo được đặt vào bong bóng thủy tinh trong quá trình thổi, và một lỗ hở được cắt vào bong bóng thủy tinh và làm nhẵn bằng đá mài.

Thiết kế bên ngoài chuông thường là hình ảnh mùa hè như hoa hoặc cá, được vẽ bằng tay từ bên trong để tránh bong tróc hoặc mài mòn.

IV. Cách sử dụng chuông gió Nhật Bản

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc chuông đón gió mùa hè được treo ban công hay bên ngoài cửa sổ nhà phố tại Nhật. Tuy nhiên, bạn ít có khả năng tìm thấy chúng hơn trong các tòa chung cư ở Nhật Bản, do sự ảnh hưởng của tiếng ồn có thể gây khó chịu. Tại các ngôi đền, chuông gió Nhật Bản vẫn được sử dụng để xua đuổi tà ma, đón nhận những điều may mắn.

Nếu đã có một chiếc chuông nhỏ xinh cho mình, bạn đơn giản chỉ cần treo nó trước hiên cửa nhà hoặc trước cửa sổ để thưởng thức âm thanh vui nhộn. Tuy nhiên, nếu bạn ở chung cư, hãy cân nhắc hỏi ý kiến người xung quanh để tránh làm phiền họ nhé.

>> Xem thêm: Top 6 những mặt hàng nên mua ở Nhật Bản

V. Có Những Loại Chuông Gió Nhật Bản Nào? 

Sẽ rất khó để liệt kê bởi có tới hơn 1.000 loại chuông gió nhật bản, được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau và được tìm thấy với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Dựa theo đặc điểm chuông gió mỗi vùng miền, chúng ta có thể tạm chia thành một số loại chính như sau:

1. Chuông gió Nambu

Chuông gió từ tỉnh Nambu được làm từ sắt với kỹ thuật kinki-teki truyền thống. Nambu Furin có tần số 3000Hz, được cho là có tác dụng chữa bệnh.

Nambu-Furin

2. Chuông gió Takaoka 

Khác với Nambu, quận Toyama làm chuông gió từ đồng thau, sử dụng kỹ thuật đúc truyền thống. Takaoka Furin mang hơi hướng thiết kế hiện đại, tối giản nhưng vẫn đậm tính nghệ thuật.

Takaoka-Furin

3. Chuông gió Edo 

Edo chính là nơi khởi nguồn cho dòng chuông gió thuỷ tinh. Đặc biệt, cơ sở sản xuất cũng chỉ có một cửa hàng duy nhất đặt tại Tokyo. Mỗi chiếc chuông vang đều được làm thủ công với các kỹ thuật được truyền lại từ thời Edo. 

Edo-Furin

>>> Xem thêm: Khám phá nhanh 15 biểu tượng may mắn của Nhật Bản

4. Chuông gió Okinawa 

Bên cạnh Edo, Okinawa cũng có chuông gió Nhật Bản thủy tinh của riêng mình, sử dụng kỹ thuật Ryukyu của địa phương. Đặc trưng bởi màu sắc rực rỡ và vẻ ngoài sủi bọt, chuông gió thủy tinh Ryukyu gợi nhớ đến một ly soda đầy màu sắc vào ngày hè nóng nực. Nhiều loại chuông gió từ Shizuoka có hình chuông gió bằng sắt tinh xảo được bọc trong lồng tre.

Okinawa-Furin

5. Chuông gió Himeji Hibachi

Đối với những ai đang tìm kiếm một chiếc chuông gió Nhật Bản khác biệt một chút, Himeji Hibachi Furin chính là chiếc chuông gió dành cho bạn! Được làm từ những chiếc đũa kim loại treo (một vật dụng thủ công truyền thống của khu vực), âm thanh được tạo ra khi mỗi chiếc đũa riêng lẻ chạm vào một điểm trung tâm, chứ không phải tiếng chuông đập vào hai bên của chuông gió. 

Hibachi-Furin

VI. Mua Chuông gió ở đâu? 

Nếu mong muốn sở hữu một chiếc chuông gió Nhật Bản có một không hai, hãy đến Shinohara Furin Honpo, nằm ở Tokyo. Nơi đây cho phép bạn tạo ra chiếc chuông gió Nhật của riêng mình. Nhà sản xuất chính thức duy nhất của Edo Furin hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm thú vị không thể nào quên.

Ngược lại, nếu bạn chỉ đơn giản là muốn tìm mua một chiếc chuông gió Furin với cảm giác hiện đại, tối giản, thì Nousaku’s Furin sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Chuông gió hãng này sử dụng đồng đúc và đồng, mang đến vẻ đẹp tối giản nhưng không hề đơn điệu. Trong khi đó, cửa hàng nambu Furin lại là nơi bạn có thể tìm thấy những chiếc chuông gió với kiểu dáng cổ điển hơn. Bạn cũng có thể đặt mua hàng Nhật online tại Janbox.com nếu muốn đặt mua chuông gió Furin chính hãng ship về Việt Nam một cách nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Bật mí 4 cách mua hàng từ Nhật về Việt Nam

Cũng giống như tiếng pháo hoa ngày Tết, mùa hè Nhật Bản sẽ thật thiếu trọn vẹn nếu không có tiếng leng keng nhẹ nhàng của những chiếc chuông gió. Mặc dù không hoàn toàn hiệu quả như điều hòa nhiệt độ, những làn gió nhẹ nhàng bay qua của chuông gió Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy mát hơn một hoặc hai độ – như cách nó đã làm đối với người dân Nhật trong nhiều thế kỷ.

Website: https://janbox.com

Email: [email protected]

Previous articleGiải mã Konnyaku – món ăn được ví như “lưỡi của quỷ”
Next articleBúp bê Daruma – Biểu tượng may mắn của người Phù Tang
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.