Khám phá một số loại dép truyền thống của Nhật

1044
dep-truyen-thong-cua-nhat

Nhắc đến xứ sở hoa anh đào chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay về những trang phục Kimono – Tượng trưng cho nét đẹp truyền thống độc đáo, đặc sắc. Và các loại dép truyền thống của Nhật cũng đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa của đất nước này. 

Vậy bạn đã biết được nơi đây có bao nhiêu dép truyền thống đã được sử dụng trong chiều dài lịch sử không? Nếu còn băn khoăn câu trả lời hãy cùng chúng tôi điểm qua một số dép truyền thống của Nhật qua bài viết sau đây nhé! 

1. Sự ra đời của những đôi dép Nhật Bản

Trang phục dân gian của Nhật Bản luôn rất đẹp, chẳng hạn như Kimono thanh lịch, Yukata sặc sỡ, áo khoác happiness thời trang và Hakama đơn giản. Chính vì vậy, những phụ kiện đi kèm như dép thường luôn ít được chú ý. Nhưng nếu bạn nhìn vào dép truyền thống của người Nhật, bạn sẽ thấy khối óc sáng tạo vô cùng của họ. Họ không chỉ tạo ra những đôi dép thực hiện những chức năng mà còn mang nét thẩm mỹ độc đáo, khác biệt so với các nước khác.

Mot-so-loai-dep-truyen-thong-o-Nhat-Ban

Một số loại dép truyền thống ở Nhật Bản

Vậy những đôi dép Nhật Bản đầu tiên được ra đời như thế nào? Cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành dép truyền thống của Nhật nhé! Tương truyền rằng dép truyền thống của Nhật được bắt nguồn từ 2 khu vực khác nhau:

– Bắt nguồn từ Đông Nam Á và miền Nam tại Trung Quốc

Tại đây các đôi dép sẽ có đặc điểm như sau: Trên mặt đế dép sẽ có một chiếc quai để ngón chân thứ nhất và thứ hai có thể kẹp lấy quai cho bước đi vững chắc và tất nhiên bàn chân của bạn sẽ được đặt dưới chiếc quai đó.

Đối với cách làm như vậy rất thuận tiện cho những vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều bởi được thiết kế theo phong cách mở trống. Do đó, việc sử dụng được dễ dàng hơn rất nhiều và được dùng làm dép đi trong nhà của Nhật.

– Bắt nguồn từ bán đảo Triều Tiên và từ miền Bắc của Trung Quốc.

Các đôi dép này có đặc điểm là khi đặt bàn chân lên dép sẽ được che kín toàn bộ, có kiểu dáng khá giống như đang mang giày.

2. Top 7 loại dép truyền thống của Nhật Bản

2.1. Dép Tageta

Hinh-dang-cua-Dep-Tageta

Hình dạng của Dép Tageta 

Dép Tageta được xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước đây, được sử dụng trên đồng ruộng trong suốt thời kỳ Yayoi cho đến sau thế chiến thứ hai. Tageta được làm bằng những miếng ván gỗ lớn hơn bàn chân, có những sợi dây được xỏ qua những lỗ trên tấm ván để ngón chân bám vào. Với thiết kế này, những người nông dân Nhật Bản mang dép tageta làm việc ngoài đồng mà lo không bị lún sâu dưới bùn.

Dé truyền thống của Nhật – Dép Tageta có các đặc điểm nỏi bật như sau: 

– Chất liệu: bằng gỗ, thường dùng những miếng ván gỗ lớn.

– Kích cỡ: lớn hơn bàn chân của người sử dụng.

– Trên tấm ván có những chiếc lỗ được dây xuyên qua để chân bám được những những sợi dây đó khi di chuyển.

Đây là dép Nhật Bản có lẽ mang nét truyền thống lâu đời nhất bởi người ta nhận ra được rằng dép tageta được dựa trên nguồn gốc của geta (guốc gỗ) – guốc được rất nhiều người dân xứ sở hoa anh đào sử dụng.

2.2. Dép Waraji 

Khi nhắc đến dép truyền thống của Nhật Bản không thể không nhắc đến dép Waraji với giá thành rất rẻ, được dùng phổ biến đối với người Nhật. Waraji rất nhẹ, dẻo và có thể bám vào đá phủ đầy rong rêu trong nước nên thường được dùng trong các mục đích đi suối. Và hiện nay dép đi trong nhà Nhật Bản cũng được người dân sử dụng loại dép Waraji khá nhiều.

Dep-Waraji-duoc-su-dung-pho-bien-tai-Nhat-Ban

Dép Waraji được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản 

Vì yếu tố địa hình, dép Waraji thường được thiết kế khá đơn giản, không cầu kỳ, có trọng lượng rất nhẹ và cho phép bước đi rất nhanh. Rơm là vật liệu để làm nên loại dép này. Dép Waraji được làm bằng cách đan các sợi dây rơm bản to lại với nhau theo hình dạng dép xăng đan thường gặp. Do đó, ngoài tên gọi chính như trên, người Nhật còn có cách gọi khác là dép rơm.

Ở thời phong kiến, dép Waraji được dùng cho các tầng lớp Ashigaru (nghĩa là các tầng lớp thuộc các samurai thấp) hay tầng lớp bình dân, công nhân xây dựng…. Còn đối với thời đại ngày nay, dép Waraji vẫn được các nhà sư của Nhật Bản sử dụng thường xuyên. Ngoài phần đế được cấu tạo như trên, loại dép này còn được thiết kế thêm phần quai đeo ở quanh cổ chân để giữ chặt đế dép với bàn chân giúp cho việc di chuyển được chắc chắn, cố định và tăng thêm thời gian sử dụng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Hakama – trang phục truyền thống nổi tiếng Nhật Bản

2.3. Dép Ashinaka

Dep-Ashinaka-duoc-dung-trong-thoi-trung-co

 Dép Ashinaka được dùng trong thời trung cổ 

Loại dép này là kiểu dạng không gót và được sử dụng cho các binh lính thời trung cổ để tiện chiến đấu trên chiến trường xưa. Dép Ashinaka ở đế giày sẽ khiến các ngón chân và gót bị hở ra phía ngoài để giúp cho chân của người sử dụng có lực ma sát giúp bám chắc hơn và di chuyển dễ dàng hơn dễ thao tác các hoạt động cần nhiều sức lực.

2.4. Dép Wara-zori

Đây cũng là loại dép truyền thống của Nhật được sử dụng rộng rãi trong các thời kì lịch sử. Về hình dáng, loại dép này có thiết kế khá giống với những chiếc dép xỏ ngón của phương Tây. Và trải qua nhiều thế kỉ, dép Wara-zori có rất nhiều cải tiến từ hình dáng đến chất liệu nhằm đáp ứng các nhu cầu của mọi người.

Dep-truyen-thong-cua-Nhat-Wara-zori

Dép truyền thống của Nhật – Wara-zori

Chúng có thể làm bằng các vật liệu như: gỗ, da, vải nilon,…Nhưng dạng dép truyền thống của Nhật Bản – Zori được làm bằng rơm hoặc cói, chất liệu giống với những chiếc chiếu tatami, có một quai và đế hình bầu dục. Khi đi, ngón chân cái và ngón chân thứ hai giữ lấy đầu quai.

Đối với thời trung cổ, loại dép này được cải biên thành dép không gót Ashinaka với công dụng đã được nói phần trên. Sau đó dép rơm hay Dép Wara-zori dần được người dân chuyên dùng để đi làm các công việc.

Khoảng thời gian từ năm 1603-1867 dưới thời của Edo, các nhà chuyên cung cấp, sản xuất ra dép Zori đã mở ra các cửa hàng bán loại dép này ở mọi nơi trong khu vực thành thị, đưa loại dép này trở nên phổ biến với mọi người. Kkhông ngoài mong đợi, loại dép này đã được phổ biến ở khắp nơi và có rất nhiều các kiểu dáng khác nhau. 

Ngoài ra còn rất nhiều các loại dép Zori được thiết kế hoàn hảo hơn và kiểu dáng đa dạng, bắt mắt hơn: có hình dạng gọn nhẹ hơn, chất liệu nhung mịn màng, màu sắc phong phú,… rất phù hợp trong các dịp lễ quan trọng như lễ hội truyền thống, lễ cưới hỏi, lễ tết,…

2.5. Dép Setta

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, loại dép Setta được xem là kiểu đặc trưng giống với Wara-zori. Điểm khác biệt nho nhỏ đó đối với loại dép truyền thống của Nhật đó chính là gót của Setta sẽ được bọc bằng kim loại, đế có thêm miếng vỏ tre đan và mặt dưới được bọc da tạo độ chắc chắn.

Setta cũng là một loại dép truyền thống của Nhật Bản, có phần da được gắn vào mặt sau của Zodi để tạo nên khả năng thấm nước. Trong thời kỳ Edo, setta có một đầu sắt bằng kim loại được gọi là hình betagane, khi đi tạo nên âm thanh lạch cạch, ồn ào, trơn và dễ xước. Cùng với thời đại setta đã được cải tiến, hiện nay loại dép Nhật Bản này có hình dáng kiểu móng ngựa và kiểu tecta. 

dep-setta

Thiết kế của loại dép Setta

Thời hiện đại, Setta thường được sử dụng cho nam giới khi mặc cùng với trang phục Kimono truyền thống, hay thường được các linh mục cấp cao sử dụng. Trong những năm gần đây, Setta trở nên phổ biến hơn, được dùng như một loại dép phù hợp với quần áo phương Tây bình thường.

>>> Xem thêm: Kimono Obi – Đặc sắc văn hoá dân tộc Nhật Bản

2.6 Dép Kanjiki

Dep-Nhat-Ban-Kanjiki

Dép Nhật Bản – Kanjiki

Đây là loại dép truyền thống của Nhật được dùng để đi trên đồng trong những ngày thu hoạch lúa ở Fukada hoặc đi trên tuyết giúp không bị trơn trượt dưới các lớp tuyết sâu.

Kanjiki có lịch sử lâu đời, theo như những ghi chép khảo cổ học, Kanjiki xuất hiện từ thời Joma.

2.7.Dép Fuka-gutsu

Fuka-gutsu cũng là một loại dép Nhật Bản được làm bằng rơm, có cổ cao trông giống như một chiếc ủng. Fuka-gutsu không thấm nước và cách nhiệt rất tốt nên được người dân sử dụng trong những ngày tuyết giá rét để bảo vệ bàn chân ấm hơn.

Dep-Fuka-Gutsu

Dép Fuka Gutsu

3. Kết luận 

Với óc sáng tạo, người Nhật đã tạo nên những mẫu dép độc đáo, thực hiện những chức năng hữu ích. Những mẫu dép truyền thống của người Nhật cho đến vẫn này được lưu giữ và bảo tồn. Nhiều kiểu dép được cải tiến mang tính thẩm mỹ cao và được ưa chuộng không kém những sản phẩm giày dép thời trang hiện đại.

Hiện nay, các mẫu dép truyền thống của Nhật Bản được bày bán đa dạng trên các trang thương mại điện tử nội địa từ các loại dép đi trong nhà của Nhật, đến các loại guốc, loại giày truyền thống được sử dụng trong các lễ hội hay các hoạt động thể thao, lao động.

Chỉ cần truy cập vào ứng dụng mua hàng xuyên biên giới Janbox bạn dễ dàng chiêm ngưỡng, nắm bắt thông tin về những mẫu dép độc đáo. Đặc biệt, Janbox là công cụ giúp bạn order những mẫu dép Nhật Bản cùng nhiều sản phẩm nội địa Nhật chất lượng, giá tốt về nhà chỉ trong 7-9 ngày, một cách đơn giản và tiện lợi.

Mong rằng, với giới thiệu một số mẫu dép truyền thống của Nhật ở trên đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Đừng quên truy cập Janbox.com để sở hữu những món đồ Nhật độc đáo, chất lượng với giá tốt nhé!

Website: https://janbox.com

Email: [email protected]

Previous articleHướng dẫn cách mua máy câu cá Nhật Bản chất lượng, giá tốt
Next articleGudetama – Nhân vật trứng lười nổi tiếng nhất Nhật Bản
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.