Lễ Obon Nhật Bản – Ngày Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ

1389
le-obon

Nhật Bản, một đất nước giàu truyền thống và văn hóa đa dạng, nổi tiếng với những lễ hội tươi vui và ý nghĩa. Trong số những lễ hội quan trọng nhất, lễ Obon đứng đầu với sự kết hợp giữa tưởng nhớ tổ tiên và sum họp gia đình. Bài viết này, Janbox sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về lễ Obon – một cảm xúc đậm đà và đặc biệt trong lòng người Nhật Bản.

1. Lễ Obon là gì?

Lễ Obon (Obon Matsuri), được tổ chức hàng năm vào tháng 7 hoặc tháng 8 trên lịch âm, là thời điểm linh hồn của tổ tiên được cho là trở về thăm gia đình và ngôi nhà của mình. Cũng giống như Việt Nam có ngày lễ Vu Lan báo hiếu (15/7 âm lịch) thì tại Nhật cũng có lễ Obon – Ngày lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên.

Đạo Phật Nhật Bản tin rằng cánh cửa giữa thế giới của người sống và người đã khuất mở ra trong suốt thời gian này. Do đó, lễ Obon trở thành một nghi lễ tôn kính và cúng dường linh hồn, đồng thời là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến tổ tiên đã đi trước. Vào tuần lễ Obon, những người con ở xa sẽ về thăm gia đình, đi viếng mộ người thân, dành thời gian cho cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn.

Le-Obon-la-gi
Tìm hiểu lễ Obon là gì?

2. Nguồn gốc lễ hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon có nguồn gốc từ đạo Phật Nhật Bản và có liên quan mật thiết đến tâm linh và tín ngưỡng của người Nhật Bản.

Nguyên thủy, lễ hội Obon Nhật Bản xuất phát từ một câu chuyện trong Kinh Phật gọi là “Mục Kiền Liên Hoa Kinh” (Maha-Ullambana Sutra). Theo câu chuyện này, một đệ tử của Đức Phật tên là Maudgalyayana (tiếng Nhật là Mokuren) đã sử dụng sức mạnh siêu nhiên của mình để tìm kiếm và giải thoát linh hồn của người mẹ đã qua đời. Sau khi tìm ra mẹ mình, Mokuren đã nhìn thấy rằng linh hồn mẹ bị mắc kẹt trong một kiếp nạn và không thể thoát ra. Mokuren đã cầu nguyện và xin Đức Phật giúp đỡ để giải thoát linh hồn của mẹ ông.

Đáp lại lời cầu nguyện của Mokuren, Đức Phật chỉ dẫn ông thực hiện một nghi lễ đặc biệt vào đêm trăng tròn thứ 15 trong tháng thứ 7 (theo lịch Nhật Bản). Nghi lễ đó bao gồm việc cúng dường cho tổ tiên và tạo ra ánh sáng từ những ngọn đèn lồng để giúp linh hồn của những người đã khuất tìm đường về thăm gia đình.

Mokuren tuân thủ lời chỉ dẫn và thực hiện nghi lễ. Trong một giấc mơ, ông thấy mẹ mình đã được giải thoát khỏi kiếp nạn và được đưa đến các cõi tịnh độ. Nhìn thấy điều này, Mokuren rất vui mừng và nhờ Đức Phật tiếp tục chỉ dẫn các đệ tử khác trong việc thực hiện lễ này để giúp đỡ linh hồn của những người đã khuất.

Từ đó, lễ Obon trở thành một lễ hội quan trọng trong đạo Phật và truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó trở thành dịp để tưởng nhớ tổ tiên, gặp gỡ gia đình và thể hiện lòng tri ân đối với những người đã khuất. Người Nhật Bản tin rằng trong thời gian Obon, linh hồn của tổ tiên trở về thăm gia đình và ngôi nhà của mình. 

Nguồn gốc lễ hội Obon Nhật Bản
Nguồn gốc lễ hội Obon Nhật Bản

Ngoài yếu tố tôn giáo, lễ hội Obon cũng có ảnh hưởng từ các truyền thống dân gian Nhật Bản. Theo quan niệm dân gian, trong thời gian Obon, các linh hồn đến từ thế giới bên kia được chào đón và mừng rỡ. Vì vậy, người dân tổ chức các hoạt động vui chơi như Bon Odori, cuộc thi đua lồng đèn và các hoạt động văn hóa khác để chào đón linh hồn và tạo một không gian vui vẻ cho họ.

Với sự pha trộn giữa yếu tố tôn giáo và truyền thống dân gian, lễ hội Obon đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản và được tổ chức khắp nơi trên đất nước. Mỗi vùng miền và thành phố có những biến thể và truyền thống riêng của lễ hội này, tạo nên sự đa dạng và phong phú của lễ hội Obon trên khắp Nhật Bản.

>> Xem thêm: Khám phá Golden Week – Tuần nghỉ vàng lớn nhất tại Nhật Bản

3. Lễ Obon Nhật Bản với nhiều ý nghĩa sâu sắc

Lễ Obon ở Nhật Bản mang trong mình ý nghĩa sâu sắc và đa chiều, không chỉ là một lễ hội vui chơi mà còn là một dịp để tưởng nhớ tổ tiên và tạo kết nối với quá khứ. Dưới đây là một số ý nghĩa của lễ hội Obon:

  • Tưởng nhớ và tri ân tổ tiên: Lễ Obon là thời điểm mà người Nhật Bản dành để tưởng nhớ và tri ân đến tổ tiên đã qua đời. Gia đình cúng dường và cầu nguyện, tạo ra một không gian tôn kính và tưởng nhớ nhằm gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn đến tổ tiên đã truyền lại cho chúng ta sự sống và di sản văn hóa.
  • Kết nối với quá khứ và truyền thống: Người dân quan niệm rằng lễ hội Obon Nhật Bản là thời điểm để gia đình sum họp và tạo kết nối giữa quá khứ và truyền thống của họ. Việc tham gia vào các hoạt động truyền thống như Bon Odori, cuộc thi đua lồng đèn và tham gia các nghi lễ gia đình giúp duy trì và phát triển những phong tục, truyền thống và giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Gia-dinh-sum-hop-vao-ngay-le-Obon
Gia đình sum họp vào ngày lễ Obon
  • Giảm bớt sự đau khổ cho linh hồn: Theo tín ngưỡng, lễ Obon giúp giảm bớt sự đau khổ cho linh hồn của người đã khuất. Người tham gia cúng dường và cầu nguyện để cung cấp lương thực, ánh sáng và tình yêu thương cho linh hồn, giúp chúng có sự an lành và tiếp tục hành trình của mình trong thế giới bên kia.
  • Xây dựng lòng biết ơn và tình yêu thương qua việc tưởng nhớ tổ tiên và tạo kết nối với gia đình, giúp người Nhật Bản nhớ rằng họ là một phần của một dòng họ lớn và có trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Lễ obon bên nhật cũng khuyến khích tinh thần chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ những người khác, tạo nên một cộng đồng đoàn kết và yêu thương.

4. Thời gian tổ chức lễ Obon ở Nhật

Lễ hội Obon ở Nhật Bản thường diễn ra trong một tuần được gọi là “Tuần lễ Obon” hoặc “Tuần lễ Bon”. Thời gian cụ thể của tuần lễ này có thể thay đổi tùy theo vùng miền và các năm khác nhau, nhưng lịch nghỉ lễ Obon thường diễn ra vào tháng 8. 

Long-den-trong-tuan-le-Obon-Nhat-Ban
Lồng đèn trong tuần lễ Obon Nhật Bản

Trước khi ngày nghỉ lễ Obon Nhật bắt đầu, mọi người thường thực hiện trang trí dưa chuột và cà tím bằng cách cắm chúng lên que tăm hoặc đũa, được gọi là “Ngựa linh thiêng”. Dưa chuột đại diện cho ngựa, trong khi cà tím tượng trưng cho bò. Ý nghĩa của việc này là “những linh hồn đã khuất sẽ cưỡi ngựa để trở lại thế gian một cách nhanh chóng, sau đó cưỡi bò để từ từ trở về thế giới bên kia một cách thong thả”.

Tuần lễ Obon bên Nhật được chia thành 3 lễ với những tên gọi và hoạt động riêng:

  • Lễ khởi động (Shōnen-kai hoặc Mukaebi): Thường diễn ra vào ngày 13 hoặc 14 tháng 8. Đây là ngày bắt đầu của tuần lễ Obon và ngày mà linh hồn của tổ tiên được cho là trở về. Gia đình thường cúng dường và chào đón linh hồn bằng cách đặt các đèn lồng và nến nhỏ trước cổng nhà hoặc trên bàn thờ gia tiên. 
  • Ngày chính (Chūgen): Ngày lễ obon của Nhật thường rơi vào ngày 15 tháng 8 trong lịch Nhật Bản (theo lịch nông), được gọi là “Ngày Obon”. Đây là ngày linh hồn của tổ tiên được cho là trở về đến nhà. Gia đình thường cúng dường, đặt bữa tiệc và chuẩn bị các món ăn yêu thích của người đã khuất. Các lễ hội địa phương, như Bon Odori, cũng thường diễn ra vào ngày này.
  • Lễ kết thúc (Okuribi hoặc Okurisai): Thường diễn ra vào cuối tuần lễ Obon, thường là ngày 16 hoặc 17 tháng 8. Đây là ngày mà linh hồn của tổ tiên được cho là trở về lại thế giới bên kia. Gia đình thường cúng dường và tiễn đưa linh hồn bằng cách đốt lễ hương, đèn lồng và nến tại một nơi nào đó gần nơi ở của họ.

5. Các nghi thức trong Lễ hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon ở Nhật Bản không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên mà còn mang trong mình nhiều nghi thức tôn giáo và văn hóa đặc sắc, phản ánh sâu sắc lòng kính trọng của người Nhật đối với người đã khuất. Trong suốt thời gian lễ hội, nhiều nghi thức được thực hiện nhằm đón linh hồn tổ tiên trở về và tiễn họ trở lại cõi vĩnh hằng một cách an lành.

  • Chuẩn bị bàn thờ Obon-dana. Đây là một trong những nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất của lễ hội Obon. Các gia đình sẽ dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên một cách trang nghiêm với các vật phẩm như trái cây, hoa, và đèn lồng để chào đón linh hồn tổ tiên trở về. Đèn lồng, đặc biệt là đèn lồng bằng giấy gọi là chochin, được treo bên ngoài nhà và thắp sáng để dẫn đường cho linh hồn tổ tiên về nhà. Đây là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện ánh sáng dẫn lối cho những người đã khuất, giúp họ tìm về với gia đình.
  • Lửa đón tiếp hay còn được biết đến là nghi thức Mukaebi trong lễ Obon ở Nhật. Vào ngày đầu tiên của Obon, người ta đốt lửa nhỏ trước cổng nhà để dẫn dắt linh hồn tổ tiên trở về. Lửa là biểu tượng của sự dẫn dắt, soi đường trong đêm tối, giúp linh hồn không bị lạc lối. Nghi thức này thường được thực hiện vào buổi tối, tạo nên một không gian thiêng liêng và lắng đọng.
  • Điệu múa Bon Odori, diễn ra ở khắp các địa phương trên toàn nước Nhật – sự kiện nổi bật nhất của lễ hội obon Nhật Bản. Bon Odori không chỉ đơn thuần là một điệu múa vui tươi, mà còn là cách mà người sống giao tiếp với tổ tiên. Mọi người từ khắp nơi tập trung lại, mặc yukata (một loại kimono mùa hè) và tham gia múa theo nhịp trống, trong không khí vui vẻ nhưng đầy cảm xúc. Mỗi địa phương có cách biểu diễn Bon Odori khác nhau, nhưng ý nghĩa chung là cầu mong linh hồn tổ tiên được an lạc và tỏ lòng biết ơn.
  • Lửa tiễn đưa hay là nghi thức Okuribi – nghi thức cuối cùng lễ hội Obon ở Nhật. Sau khi linh hồn tổ tiên đã thụ hưởng các lễ vật và thăm viếng con cháu, người ta lại đốt lửa ở lối ra để tiễn họ trở về thế giới bên kia.
Dieu-nhay-truyen-thong-cua-le-Obon-Nhat-Ban
Điệu nhảy truyền thống của lễ Obon Nhật Bản

Ngoài ra, ở nhiều nơi tại Nhật còn có một nghi thức nữa gọi là Toro Nagashi (thả đèn hoa đăng trên sông), để gửi đi những linh hồn theo dòng nước, trở về cõi âm. Hình ảnh hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng lững lờ trôi trên sông là một cảnh tượng vô cùng cảm động và đẹp mắt, biểu thị sự tiễn đưa linh hồn tổ tiên trở về nơi vĩnh hằng.

>>> Xem thêm: Đi du lịch nhật bản nên mua gì về làm quà cho mọi người?

6. Người Nhật thường làm gì vào tuần lễ Obon?

Vào ngày lễ Obon ở Nhật Bản, người dân thường thực hiện một số hoạt động và lễ nghi truyền thống để tưởng nhớ tổ tiên và tạo kết nối với quá khứ. 

Trước ngày nghỉ lễ Obon, người dân Nhật Bản thường dọn dẹp sạch sẽ, trang trí mộ và tư gia. Họ chuẩn bị các mâm cơm truyền thống gọi là “shōryōmae” và đặt các bát lễ trên bàn thờ gia tiên. Mâm lễ cúng tổ tiên của người Nhật bao gồm các món ăn yêu thích của người đã khuất và các món truyền thống như sushi, udon, tempura, nabe (lẩu) và trái cây. Gia đình Nhật thường cúng dường và cầu nguyện tại nhà hoặc tại ngôi mộ của tổ tiên. Họ sẽ đặt đèn lồng, nến, hoa và thức ăn trước bức tượng hoặc bức chân dung của tổ tiên và cầu nguyện để tưởng nhớ và tri ân.

Lễ Obon bên Nhật chính thức diễn ra vào ngày 15, nhưng các hoạt động và sự kiện đã được người dân nơi đây chuẩn bị từ ngày 12 và kéo dài cho đến ngày 16.

  • Ngày 12: Ngày nghỉ lễ Obon đầu tiên, người dân sẽ làm một mâm quả gồm cà tím, dưa chuột dưới dạng hình con vật được gắn trên những chiếc tăm tre hoặc đũa. Dưa chuột tượng trưng cho ngựa, cà tím tượng trưng cho bò. Với người Nhật, đây đều được coi là những “phương tiện” di chuyển của những người đã khuất. 
  • Ngày 13: Ngày tiếp theo trong lễ Obon Nhật: Người ta sẽ đốt cành cây gai Ogara tượng trưng cho điểm sáng, dẫn đường người đã khuất trở về gia đình để họ không bị lạc. Bên cạnh đó, những chiếc lồng đèn cũng được treo sẵn trước cửa để đón linh hồn tổ tiên về vào trong nhà.
  • Ngày 14,15: Hai ngày này ở tuần lễ Obon, người Nhật sẽ thực hiện một số hoạt động chính như: thăm viếng mộ, lau chùi và dọn vệ sinh phần mộ tổ tiên, cúng kiếng mời người quá cố quay trở về nhà. Mâm cỗ bao gồm những loại bánh đặc trưng (bánh gạo) và trái cây. 
  • Ngày 16: Ngày cuối cùng trong lễ Obon của Nhật: Con cháu trong gia đình sẽ thực hiện dâng cúng bánh Okuridango (bánh tiễn linh hồn) để đưa tiễn linh hồn người thân quá cố quay trở về cõi âm. Ở Nhật, ngày này cũng còn được gọi là “ngày đưa lửa” – Okuribi. Mượn lửa tạo khói hoặc thả đèn hoa đăng trên sông để dẫn đường các linh hồn sang thế giới bên kia. 
Mam-le-trong-ngay-Obon
Mâm lễ trong ngày Obon

7. Điểm tương đồng giữa Lễ Obon Nhật Bản và Vu lan báo hiểu ở Việt Nam

Ngày lễ Obon của Nhật Bản và lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam đều là những lễ hội truyền thống quan trọng, mang ý nghĩa thiêng liêng về việc tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, đồng thời thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với những người đã khuất. Dù được tổ chức ở hai quốc gia có nền văn hóa khác nhau, nhưng cả hai lễ hội đều có nhiều điểm tương đồng về ý nghĩa, nghi thức và tinh thần đạo đức.

  • Đều mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, sự tri ân đối với những người đã khuất và lòng hiếu thảo của con cháu, tạo nên một mối liên kết giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Đều có nguồn gốc từ Phật Giáo: Theo truyền thống, ý nghĩa của lễ hội Obon của Nhật Bản dựa trên câu chuyện về Mục Kiền Liên Bồ Tát, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, người đã cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Đây cũng là câu chuyện gốc của lễ Vu Lan ở Việt Nam, nơi con cháu bày tỏ lòng biết ơn và cầu siêu cho cha mẹ, ông bà và tổ tiên. 
  • Đều diễn ra vào khoảng thời gian giữa tháng 7 âm lịch. Lễ Vu Lan ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, trong khi lịch nghỉ lễ Obon tại Nhật Bản thường diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 (tính theo dương lịch). 
  • Chuẩn bị mâm cúng với các món truyền thống: Trong lễ Vu Lan, người Việt Nam thường chuẩn bị lễ cúng tại chùa và tại nhà, bao gồm các mâm cỗ và lễ vật để dâng lên Phật và cầu siêu cho tổ tiên. Tại Nhật Bản, các gia đình cũng chuẩn bị bàn thờ với các lễ vật, hoa quả và thắp đèn lồng để chào đón linh hồn tổ tiên trở về trong lễ Obon. 
  • Cúng lễ và đốt nhang đều là những nghi thức không thể thiếu, nhằm kết nối con cháu với tổ tiên, đồng thời thể hiện lòng thành kính.
  • Đều có những hoạt động chung để tưởng nhớ tổ tiên. Tại Việt Nam, ngoài nghi thức cúng lễ tại chùa, các gia đình còn tham gia các buổi tụng kinh, làm từ thiện, phát cơm cho người nghèo, coi đó là cách để tích phước cho tổ tiên và gia đình. Tương tự, trong lễ hội Obon, người Nhật tham gia điệu múa Bon Odori, một hoạt động mang tính cộng đồng cao, nhằm tỏ lòng thành kính với tổ tiên và gắn kết mọi người trong làng xã.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử ra đời, ý nghĩa Lễ hội Tanabata Nhật Bản

Như vậy, bài viết trên đã đưa bạn đi khám phá về lễ Obon Nhật Bản với đa dạng màu sắc về văn hóa tín ngưỡng và truyền thống dân tộc. Cùng Janbox tìm hiểu nhiều hơn về các lễ hội, món ăn hay nét đẹp khác của đất nước và con người Nhật Bản qua những bài viết khác nhé!

Website: https://janbox.com

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/janbox.com.vi

Previous articleHoa Sơn Trà: Ý Nghĩa Và Bí Quyết Làm Đẹp Tự Nhiên
Next articleTop 10 các loại thuốc bổ gan Mỹ tốt nhất hiện nay
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.