Mặt nạ Tengu và Top 13 loại mặt nạ truyền thống Nhật Bản nổi tiếng

2368
Mat-na-Tengu

Có thể nói, không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều loại mặt nạ truyền thống độc đáo, nhiều ý nghĩa và lạ lẫm như Nhật Bản. Mỗi một loại mặt nạ đều có nguồn gốc và ý nghĩa riêng thể hiện đời sống tâm linh, tình cảm của người Nhật. Dưới đây mời bạn cùng Janbox khám phá mặt nạ Tengu và top các loại mặt nạ truyền thống Nhật Bản – Nét đẹp trong văn hóa Phù Tang.

1. Mặt nạ Tengu

Tengu mang vẻ dữ tợn với chiếc mũi dài hài hước, được trẻ em Nhật Bản yêu thích. Loại mặt nạ này thường được sử dụng phổ biến trong các lễ hội và là vật trang trí phổ biến trong các ngôi chùa Nhật Bản. Ngoài ra, mặt nạ Tengu còn được xem như món quà lưu niệm được các bậc cha mẹ tặng cho con.

Mat-na-truyen-thong-Nhat-Ban-Tengu
Mặt nạ truyền thống Nhật Bản Tengu

Nguồn gốc và ý nghĩa

Mặt nạ Tengu ra đời xuất phát từ các câu chuyện thần thoại Nhật Bản, Tengu thường là những con quỷ mang đến những rắc rối và đen đủi cho con người. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ Tengu trở thành một vị thần hộ mệnh bảo vệ cho những cánh rừng, ngôi làng và người dân Nhật Bản. Vì thế, mặt nạ Tengu mang ý nghĩa là biểu tượng đem lại may mắn, xua đuổi những điều dữ.

2. Mặt nạ Omote

Mặt nạ Omote hay còn gọi là mặt nạ kịch Noh vì là đạo cụ quan trọng trong kịch Noh – Kịch truyền thống sân khấu Nhật Bản. Dựa vào từng tình huống kịch, từng tuyến nhân vật mà mặt nạ Omote được chia làm loại nhiều loại khác nhau.

mat-na-truyen-thong-cua-nhat-ban
Mặt nạ truyền thống Nhật Bản – Omote

Nguồn gốc, ý nghĩa

Omote ra đời cách đây gần 2000 năm, thường được dùng trong các nghi thức tôn giáo, trong các vở kịch Nol. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mặt nạ Omote là phương tiện thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Phù Tang và là nét đẹp tinh hoa văn hóa của nghệ thuật Nhật Bản.

3. Mặt nạ Hannya

Bên cạnh mặt nạ Tengu thì Hannya cũng là loại mặt nạ truyền thống Nhật được dùng trong các vở kịch Noh như Aoi no Ue và Dojoji. Mặt nạ Hannya được khắc họa thể hiện khuôn mặt của quỷ nữ chứa đầy sự oán hận và ghen tuông.

Mat-na-truyen-thong-Nhat-Ban-Hannya
Mặt nạ truyền thống Nhật Bản – Hannya

Nguồn gốc, ý nghĩa

Nguồn gốc ra đời của Hannya đến nay vẫn tồn tại hai giả thuyết:

– Một thuyết cho rằng, mặt nạ Hannya được đặt theo tên một vị tăng, người đầu tiên làm ra mặt nạ.

– Một thuyết khác lại lý giải, sự ra đời của mặt nạ bắt nguồn từ tiểu thuyết Genji Monogatari, xuất phát từ một nhân vật có đầy ác tâm, lòng oán hận và ghen tuông.

Cũng giống như Omote, mặt nạ Hannya mang ý nghĩa là phương diện thể hiện đời sống văn hóa, tư tưởng và tinh thần của người Nhật.

4. Mặt nạ Bugaku

Mặt nạ Bugaku thường được đeo trong các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trong những vở kịch Noh nhưng ít phổ biến hơn mặt nạ Omote. Điểm độc đáo của loại mặt nạ này là các bộ phận trên khuôn mặt có thể di chuyển được. Bugaku cũng có nhiều loại và mỗi loại đều thể hiện những tính cách khác nhau của nhân vật.

Mat-na-Bugaku
Mặt nạ Bugaku

Nguồn gốc, ý nghĩa

Mặt nạ Bugaku có lịch sử lâu đời. Từ xa xưa, Bugaku được đeo khi biểu diễn các điệu nhảy trong hoàng cung và sau này được dùng trong các vở kịch khi nghệ thuật sân khấu phát triển. Mặt nạ là minh chứng cho đầu óc sáng tạo của người Nhật, là phương tiện thể hiện sự phong phú và độc đáo của văn hóa nghệ thuật của người Phù Tang.

5. Mặt nạ Oni

Mặt nạ Oni có nhiều biểu cảm khác nhau từ vui nhộn đến dữ tợn, đáng sợ,…Thường xuất hiện trong các lễ hội ở nông thôn Nhật Bản, đặc biệt là trong ngày lễ Setsubun.

Mat-na-Oni
Mặt nạ Oni

Nguồn gốc, ý nghĩa

Oni có nguồn gốc từ các câu chuyện dân gian Nhật Bản kể về con quỷ Oni đáng sợ, là sinh vật không thể nào xua đuổi được. Trong những ngày lễ hội, người dân Nhật sẽ đeo chiếc mặt nạ Oni chạy khắp đường làng và đóng giả những trò quậy phá và hù dọa trẻ con và trẻ con sẽ ném những hạt đậu vào Oni để xua đuổi Oni như xua đuổi đi những điều dữ.

>>> Xem thêm: Yokai Nhật Bản là gì? Các loại yêu quái nổi tiếng của Nhật Bản

6. Mặt nạ Kitsune

Loại mặt nạ này được sử dụng phổ biến để biểu diễn trong các lễ hội hội nổi tiếng như Shinto. 

Mat-na-Kitsune
Mặt nạ Kitsune

Nguồn gốc, ý nghĩa

Nguồn gốc ra đời của mặt nạ Kitsune có hai giả thuyết:

– Theo thần thoại lịch sử Nhật Bản, Kitsune là những vị thần tượng trưng cho sự ấm no và phồn thịnh.

– Theo những câu chuyện dân gian, Kitsune là những con cáo có khả năng thay đổi hình dạng thành những cô gái xinh đẹp để lừa gạt con người.

Mặc dù, sự ra đời của mặt nạ tồn tại những giả thuyết khác nhau thế nhưng mặt nạ truyền thống Nhật Bản này đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội Thần đạo, được xem là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên.

7. Mặt nạ Hyottoko

Ngoài mặt nạ Tengu thì mặt nạ Hyottoko cũng thường xuất hiện trong các bộ truyện tranh, bộ phim hoạt hình hài hước hay trong các lễ hội mua vui Nhật Bản.

Mat-na-Hyottoko
Mặt nạ Hyottoko

Nguồn gốc, ý nghĩa

Có nhiều truyền thuyết lý giải sự ra đời của mặt nạ Hyottoko tùy theo từng vùng miền, tuy nhiên đều kể về câu chuyện cậu bé Hyottoko cậu bé mang lại niềm vui, hạnh phúc và sự thịnh vượng. Do đó, mặt nạ Hyottoko mang ý nghĩa đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi gia đình.

8. Mặt nạ Okame

Okame là mặt nạ phiên bản nữ của mặt nạ Hyottoko, mang khuôn mặt mũm mĩm thể hiện biểu cảm hài hước, gây cười.

Mat-na-Okame
Mặt nạ Okame

Nguồn gốc, ý nghĩa

Mặt nạ Okame được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về một người phụ nữ Nhật sống ở thế kỷ 13. Đó là câu chuyện về người phụ nữ thông minh, hoàn hảo, nghĩ cho thanh danh của chồng, thà chết chứ không muốn mọi người biết cô thông minh hơn chồng.

Mặt nạ Okame được người nghệ nhân Nhật Bản khắc họa như là biểu tượng cho sự may mắn, trường thọ và viên mãn hơn.

9. Mặt nạ Men-yoroi

Mặt nạ Tengu, Mặt nạ Men-yoroi có nhiều loại, được trang trí cầu kỳ và có thể tùy chỉnh theo tính cách của từng cá nhân.

Mat-na-Men-yoroi
Mặt nạ Men-yoroi

Nguồn gốc, ý nghĩa mặt nạ Men-yoroi

Đây là mặt nạ có lịch sử lâu đời, xuất hiện vào những năm cuối thời kỳ Heian. Những chiếc mặt nạ Men-yoroi bọc thép được các chiến binh Samurai trong các cuộc chiến để có bảo vệ cao nhất.

>>> Xem thêm: Búp bê Daruma – Biểu tượng may mắn của người Phù Tang

10. Mặt nạ Namahage

Mặt nạ Namahage được sử dụng trong nghi lễ Namahage- một phong tục dân gian của làng Oga ở tỉnh Akita. Tại nghi lễ, mặt nạ Namahage được các chàng trai trẻ trong làng đeo đi ngõ xóm, khu phố để dọa những em bé lười ăn, hay khóc. Những cành trai này được xem như là các vị thần đội lốt quỷ đến giải trừ tai ương, đem lại sức khỏe, thức ăn và may mắn cho mọi người.

Mat-na-Namahage
Mặt nạ Namahage

11. Mặt nạ Kappa

Mặt nạ Kappa cũng là mặt nạ truyền thống của người Nhật có lịch sử lâu đời. Xuất phát từ câu chuyện thần thoại Nhật Bản, Kappa là một trong những Thủy thần sống ở ao, hồ, sông suối, …thường xuyên tấn công những người hay bơi lội kiếm sống hay tắm giặt ở đây. Người Nhật tạo ra những chiếc mặt nạ Kappa để hù dọa những đứa trẻ không được một mình đến nơi sông suối và nguy hiểm.

12. Mặt nạ Ultraman

Mặt nạ Tengu và Ultraman rất được trẻ em Nhật Bản yêu thích bởi là biểu tượng những tinh thần chiến đấu dũng cảm chống lại các thế lực xấu xa.

Mat-na-Ultraman
Mặt nạ Ultraman

Nguồn gốc của mặt nạ Ultraman

Mặt nạ Ultraman xuất hiện từ những năm 1970, xuất phát từ những bộ phim truyền hình Nhật Bản mang đề tài về những người anh hùng đeo mặt chiến đấu chống lại kẻ xấu. Do đó, mặt nạ Ultraman là biểu tượng những tinh thần chiến đấu dũng cảm chống lại các thế lực xấu xa.

13. Mặt nạ Animegao

Đây là những chiếc mặt nạ được thiết kế bao phủ toàn bộ gương mặt, với hình dáng giống như các nhân vật anime và manga. Mặt nạ Animegao hiện đang được người hâm mộ các bộ anime Nhật, manga Nhật trên toàn thế giới yêu thích.

>>> Xem thêm: Maneki Neko – Những sự thật thú vị về mèo may mắn của Nhật

Với những chia sẻ trên về mặt nạ Tengu và các loại mặt nạ truyền thống Nhật Bản, chúng ta càng thấy rõ những nét độc đáo trong văn hóa Phù Tang. Hãy thường xuyên theo dõi website Janbox – Ứng dụng mua hàng xuyên biên giới để khám phá thêm nhiều điều thú vị về nền văn hóa Nhật Bản cũng như đặt mua các sản phẩm mặt nạ chuẩn Nhật về Việt Nam nhé!

Previous articleTìm hiểu về quả Akebi Nhật Bản độc lạ
Next articleOtaku là gì? Có bao nhiêu nhóm? Làm sao để nhận biết Otaku?
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.