Tìm hiểu về ngày kính lão Nhật Bản – nét đẹp trong văn hóa xứ hoa anh đào

675
ngay-kinh-lao-nhat-ban

Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất Thế giới. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn nắm giữ kỷ lục tỷ lệ người già với trên 25% trong tỷ lệ dân số. Để bày tỏ niềm tôn kính với thế hệ người già, ngày kính lão Nhật Bản – Keiro no hi ra đời, tổ chức thường niên vào thứ 2 của tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Ở bài viết này, Janbox sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc, hoạt động cũng như những món quà truyền thống tại Nhật được ưa chuộng nhất vào ngày Quốc lễ này nhé.

I. Nguồn gốc ngày kính lão tại Nhật Bản

Ngày kính lão tại Nhật Bản (ngày Keiro no hi) đã được biết đến từ lâu trong văn hóa Nhật Bản. Theo nhiều nguồn tin, ngày lễ có nguồn gốc từ viện dưỡng lão Hiden đặt tại Osaka, lập ra bởi nhà tư tưởng lừng danh Shotoku Taishi. Với mục đích cứu giúp những người già yếu, bệnh tật không nơi nương tựa, ngày khánh thành viện đã trở thành ngày kính lão tại Nhật. Cũng có giả thuyết khác cho rằng, cái tên Keiro no hi bắt nguồn từ sự kiện Hoàng đế Nhật Bản chọn niên hiệu Yoro vào năm 717.

Ngày lễ kính lão ra đời chính là để kỷ niệm ngày hoàng đế tới năm nước Yoro. Truyền thống tổ chức lễ kính lão Nhật Bản vào thứ 2 tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm được duy trì từ ngày đó tới tận bây giờ.

ngay-kinh-lao-nhat-ban
Ngày kính lão đã có nguồn gốc từ lâu đời

Không chỉ tại Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng có ngày lễ tri ân người cao tuổi, đó là ngày 01/10. Năm 1991 chính là năm đầu tiên tổ chức lễ kính lão theo quy định của Liên hợp quốc.

Ngày kính lão Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trước hết, đó là dịp nhắc nhở các thế hệ trẻ nhớ đến công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành: ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày lễ khuyến khích tinh thần sống khỏe, sống vui của tầng lớp người già tại Nhật Bản.

>>> Xem thêm: Lễ Obon Nhật Bản – Ngày lễ báo hiếu cha mẹ

II. Những hoạt động thường thấy trong ngày kính lão Nhật Bản

Dù không thực sự náo nhiệt, sôi nổi như những dịp tết thiếu thi, tết cổ truyền,… nhưng ngày kính lão Nhật Bản từ lâu vẫn được xem như một dịp quan trọng, là quốc lễ được cả nước nghênh đón. Trong ngày này thường diễn ra một số hoạt động như:

1. Thăm hỏi người già

ngay-kinh-lao-nhat-ban
Thăm hỏi người già trong ngày kính lão

Ngày kính lão Nhật Bản là dịp mà các thế hệ con cháu trong gia đình về hội ngộ bên cha mẹ, ông bà. Để thể hiện lòng thành kính, yêu thương, con cháu trong nhà thường mang biếu ông bà, cha mẹ những món quà đặc biệt. Đó có thể là đồ dùng tiện ích, trang phục, đồng hồ,… những thứ mang giá trị vật chất, hoặc cũng có thể làm những món quà mang giá trị tinh thần khác như bánh ngọt do chính tay mình làm hay bữa cơm tự nấu.

Dù thế nào thì món quà ông bà, cha mẹ yêu thích nhất vẫn luôn là tình yêu thương của con cháu.

2. Hoạt động vui chơi

Để nâng cao tinh thần sức khoẻ, tại các viện dưỡng lão hay tập thể người già thường tổ chức nhiều hoạt động như tập thể dục, trò chơi vận động hay ca hát. Năm 2013, tại thị trấn Taka tỉnh Hyogo, bài hát kính lão mang tên “Kitto arigatou” đã được ra mắt.

Đây là bài hát xuất sắc nhất được chọn từ hơn 1300 bài hát do học sinh gửi về chính quyền. Với ca từ sâu lắng, chân thành, đến nay Kitto arigatou vẫn được trình phát rất nhiều trong các ngày lễ kính lão Nhật Bản.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lịch sử ra đời, ý nghĩa Lễ hội Tanabata Nhật Bản

III. Những món quà truyền thống được mua trong ngày kính lão Nhật Bản

Vào ngày kính lão Nhật Bản, các món quà được ưu tiên lựa chọn hàng đầu phải kể đến là:

1. Thiết bị chăm sóc sức khỏe

ngay-kinh-lao-nhat-ban
Máy massage – Quà tặng “đắt giá” trong lễ kính lão Nhật Bản

Một món quà mang giá trị sức khoẻ sẽ thay lời trao gửi thành tâm “chúc ông bà sống lâu, khoẻ mãi”. Bạn có thể lựa chọn những chiếc máy massage, máy xoa bóp hay đệm chống đau mỏi lưng, thuốc bổ,… đều vô cùng phù hợp. Nếu có ý định mua những sản phẩm này làm quà tặng, hãy lưu ý đến sở thích cũng như sự phù hợp của người nhận quà nhé.

2. Hoa tươi

Chỉ đơn giản với bó hoa tươi kèm tấm thiệp nhắn nhủ những lời thân tình là bạn đã ghi điểm tuyệt đối trong mắt bậc cha mẹ. Đặc biệt với phái nữ, hoa tươi luôn mang lại những xúc cảm rất đặc biệt. Vì vậy đây sẽ là gợi ý hoàn hảo nếu bạn muốn dành tặng mẹ hay bà.

3. Đồ lưu niệm

Bạn muốn một món quà đặc biệt thể hiện lòng thành, thay bạn nói lên những điều muốn nói? Hãy dành thời gian tìm mua các sản phẩm đồ lưu niệm có khắc tên hoặc lời nhắn gửi nhẹ nhàng như “Con yêu ông bà”, “Con biết ơn cha mẹ”,… Chắc chắn, người nhận sẽ vô cùng bất ngờ và hạnh phúc.

4. Bánh ngọt 

ngay-kinh-lao-nhat-ban
Bánh Mochi cao cấp

Một món quà đơn giản nhưng mang hàm ý thành tâm không kém đó là đồ ngọt Nhật Bản. Hãy ưu tiên cho những loại bánh kẹo có sự khác biệt hơn ngày thường như hàng đặt trước, hàng giới hạn vì nó chính là minh chứng cho tấm lòng thành của bạn.

>>> Xem thêm: Top 5 loại thực phẩm chức năng xương khớp Nhật Bản tốt nhất

Ngày kính lão Nhật Bản hay “Tết người già” đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp đủ cho bạn những băn khoăn phổ biến nhất về ngày lễ trọng đại này. Đừng ngần ngại thể hiện tấm lòng của mình với ông bà, cha mẹ trong mọi lúc có thể nhé.

Previous articleTop 10 Dầu Tẩy Trang Nhật Bản Làm Sạch Da Tốt Nhất
Next articleReview ngũ cốc ăn kiêng của Nhật Bản – Top 5 loại tốt nhất
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.