Kimono Và Yukata: Sự Khác Biệt Của Hai Trang Phục Truyền Thống Nhật Bản

2393
Kimono-va-Yukata

Nếu không phải là người am hiểu truyền thống Nhật Bản, bạn sẽ rất khó phân biệt yukata và kimono khác nhau như thế nào bởi thoạt nhìn chúng khá giống nhau. Kimono và Yukata cùng là dạng áo choàng dài chữ T, có tay áo dài và đều cố định bằng thắt lưng nhưng Kimono Yukata vẫn có những điểm khác biệt rất tinh tế. Theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được Yukata và Kimono khác nhau thế nào!

1. Tìm Hiểu Về Kimono Và Yukata

Mỗi lần nhắc đến Nhật Bản, mọi người thường nhắc đến Kimono và Yukata. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết rõ Yukata là gì? Kimono là gì? hay Yukata và Kimono khác gì nhau?. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt cụ thể hai loại trang phục này. 

1.1. Kimono và Yukata là gì?

Kimono và Yukata đều là trang phục truyền thống Nhật Bản nhưng chúng sẽ được mặc vào những dịp đặc biệt khác nhau. Thiết kế của hai loại trang phục này khá giống nhau. Đều là áo choàng có tay áo dài được kết hợp cùng chiếc thắt lưng. So với Yukata thì Kimono thường có thể đi kèm với nhiều loại phụ kiện ngoài khác nữa.

  • Về trang phục Kimono 

Nơi khởi điểm đầu tiên của Kimono là ở Trung Hoa, phải đến năm 984 nhà vua Nhật Bản thực hiện cải tiến thêm những họa tiết mang linh hồn xứ Phù Tang để tạo nên bộ mẫu phục chính thức cho đất nước này. Có thể nói, những bộ Kimono đầu tiên ra đời vào thời Heian (794 – 1192) và trở thành trang phục truyền thống cho đến nay.

Kimono sẽ thường được mặc trong các sự kiện trang trọng hoặc các nghi lễ truyền thống của người Nhật.

  • Về trang phục Yukata

Yukata là một loại Kimono phiên bản đời thường. Trang phục này thường được mặc vào dịp hè, các lễ hội hoặc mặc trong nhà hàng, khách sạn truyền thống của Nhật Bản. Cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa biết chính xác Yukata xuất hiện vào thời gian nào, chỉ biết rằng chúng bắt đầu được biết đến từ nghệ thuật tắm Onsen của người Nhật. 

Yukata cũng phổ biến từ thời Heian nhưng chúng chỉ được sử dụng như dạng áo tắm của tầng lớp quý tộc. Tương tự như Kimono, Yukata đã trở thành trang phục truyền thống của đất nước xứ sở Hoa Anh Đào. Đa số thì trong tủ quần áo của mỗi người phụ nữ Nhật đều sẽ có ít nhất một bộ Yukata.

kimono-vs-yukata

1.2. Ý nghĩa tên gọi Kimono và Yukata

Ngay từ cái tên cũng cho thấy Kimono và Yukata khác nhau như thế nào. “Ki” mang nghĩa “Mặc”, “Mono” – “Đồ” nên “Kimono” có nghĩa là “mặc đồ”, đây là trang phục truyền thống, trang trọng của người Nhật dành cho cả nam và nữ. Người Nhật thường mặc Kimono trong những dịp đặc biệt như trong lễ hội ngắm hoa anh đào, các buổi trà đạo hay trong những sự kiện quan trọng như trong đám cưới, đám tang,… 

“Yu” – “Tắm” và “Katabira– “Đồ Mặc Lót Trong nên “Yukata” có nghĩa là “ đồ lót mặc trong”. Yakata được hiểu là trang phục mặc sau khi tắm. Khác với Kimono trang trọng, Yukata được mặc phổ biến và thoải mái  hơn, nhất là ở các lễ hội mùa hè.

2. Sự Khác Nhau Giữa Kimono Và Yukata

2.1. Chất liệu

Theo truyền thống, Kimono được làm từ lụa, thường được mặc vào thời tiết mùa đông và mùa xuân. Ngày nay người Nhật có sử dụng thêm nhiều chất liệu khác để may Kimono như chất cotton, tơ nhân tạo hay sa-tanh thế nhưng lụa vẫn là chất liệu lý tưởng. 

Ban đầu Yukata chỉ được sử dụng trong giới quý tộc như một dạng đồ tắm nên chất liệu vải sử dụng là vải lanh. Ngày nay, Yukata trở nên phổ biến hơn và loại vải làm may trang phục này đã chuyển sang thành cotton, chất vải này phù hợp với thời tiết mùa hè, mùa thu vì thấm hút mồ tốt và mang lại sự thoải mái khi mặc.

2.2. Tay áo

Nếu không để ý kỹ bạn sẽ rất khó biết được tay áo Kimono và Yukata khác gì nhau. Kimono có tay áo dài hoặc trung bình, thường dài qua bắp tay người mặc. Còn Yukata lại có tay áo ngắn.

kimono-va-yukata-cua-nhat-ban

2.3. Thắt lưng Obi

Nhiều người lần đầu nhìn hai loại trang phục này cũng khá phân vân Kimono và Yukata khác nhau chỗ nào trong khi đều có áo choàng và dùng thắt lưng Obi. Tuy nhiên nếu cần lên so sánh bạn sẽ thấy loại thắt lưng dành cho Kimono và Yukata không hề giống nhau.

Thắt lưng Obi dành cho Yukata thường có hình dạng như một dây băng trong khi đó thắt lưng Obi sử dụng cho trang phục Kimono lại dạy dặn hơn rất nhiều.

2.4. Dép và vớ đi kèm 

Dép Genta (dép truyền thống của người Nhật) và vớ là hai phụ kiện quan trọng, bắt buộc phải có  khi mặc trang phục Kimono. Nhưng đối với Yukata thì không bắt buộc, tuy nhiên  vẫn có thể  kết hợp được.

2.5. Thiết kế và màu sắc 

Yukata thường được thiết kế nhiều hình dáng với những gam màu rực rỡ và họa tiết hoa văn trang trí bắt mắt đa dạng có thể là họa tiết trái cây, hoa lá hay  những con vật ngộ nghĩnh,…

su-khac-nhau-giua-kimono-va-yukata

Kimono mang tính trang trọng hơn nên thường có nền màu tối hoặc trung tính, họa tiết hoa văn  nhã nhặn. Nhưng ngày nay để phù hợp với những không gian hiện đại, những họa tiết  trên trang phục Kimono được thay đổi đa dạng hơn, nổi bật nhất là họa tiết hoa anh đào và những chú hạc trắng tạo thêm sự sang trọng và lộng lẫy.

>>Xem thêm: Tìm hiểu về Hakama – trang phục truyền thống nổi tiếng Nhật Bản

3. Cách Mặc Kimono và Yukata

3.1. Cách mặc Kimono

Cách mặc kimono và yukata sẽ khác nhau một chút. Trang phục Kimono khi mặc sẽ nhiều bước cầu kỳ hơn bởi nó có nhiều lớp áo cũng nhiều như phụ kiện đi kèm.

– Bước 1: Đi tất tabi, mặc bộ đồ lót Nagajuban để vạt áo bên trái đè lên vạt áo bên phải, quấn thắt đai lưng Date-jime để cố định.

Bước 2: Mặc áo Kimono, chỉnh mép dưới của áo vừa tầm chạm đến mắt cá chân. (Đường may của tà áo bên trái cần vuông góc với kẽ hở giữa ngón trỏ và các con con lại trên tất Tabi). Cố định phần eo bằng dây cột Koshi-himo.

– Bước 3: Sau khi căn chỉnh, thả vạt áo dư ra và kéo sao cho phẳng. Phần lưng áo cần được căn phẳng phiu. Phần cổ áo kéo ra sau 1 chút để lộ phần gáy.

Bước 4: Buộc cố định lại bằng thắt đai Date-jime để che đi phần dây Koshi-himo bên trong. Cổ áo Kimono cần chỉnh chồng khít lên bộ Nagajuban bên trong.

Bước 5: Luồn gối Obi-Makura vào phía trong rồi quấn thêm 1 tấm Obi-age vào sau lưng để trang trí. Dùng dây Obi-Jime thắt giữa eo tạo điểm nhấn. Lưu ý: Đầu dây hứng lên mang ý nghĩa chúc tụng, đầu dây hướng xuống lang ý nghĩa chia buồn.

Về cơ bản thực hiện 6 bước trên là bạn đã  mặc thành công trang phục Kimono truyền thống Nhật Bản. Nhưng cũng cần có thêm các phụ kiện dép Genta, đồ cài tóc, quạt giấy,…để trông giống như người Nhật truyền thống hơn.

3.2. Cách mặc Yukata

kimono-va-yukata-nhat-ban-2

Cách mặc Yukata ở nam và nữ là tương tự nhau, chỉ khác là đai lưng ở người nam sẽ thường được thắt trước bụng, còn đai ở nữ sẽ thắt sau lưng.

Các bước mặc Yukata được thực hiện qua các bước sau: 

– Bước 1: Mặc bên trong đồ lót và Yukata bên ngoài. Lưu ý, căn chỉnh sao cho 2 vạt áo cân xứng, song song với mắt cá chân. 

– Bước 2: Quấn vạt áo bên phải quanh hông trái và vạt áo trái quấn quanh hông phải. Giữ đúng thứ tự vạt áo bên trái nằm ngoài vạt bên phải.

Bước 3: Quấn một đoạn dây vải quanh hông để cố định Yukata và cuối cùng quấn thêm đai lưng Obi bên ngoài.

Có thể thấy, sự khác nhau giữa Kimono và Yukata không chỉ nằm ở chất liệu mà còn khác nhau ở cách mặc. Trang phục Kimono cầu kỳ và mất nhiều thời gian hơn trang phục Yukata.

4. Một Số Lễ Hội Truyền Thống Của Nhật Thường Diện Kimono Và Yukata

Sự khác biệt giữa kimono và yukata còn nằm ở cách sử dụng. Kimono sẽ thường được người Nhật sử dụng trong các dịp đặc biệt hoặc các sự kiện quan trọng như đám cưới, đám tang hay các buổi trà đạo. 

Yukata sẽ được mặc phổ biến hơn nhất là trong những lễ hội mùa hè. Vì vậy, bạn sẽ rất dễ bắt gặp trang phục này ở những hội chợ trải khắp nước Nhật. Ngoài ra, bạn có sẽ thấy Yukata tại các nhà trọ kiểu Nhật hay các suối nước nóng. 

Nhìn chung thì nếu vào các dịp cần ăn mặc trang trọng, người Nhật sẽ dùng Kimono, còn những dịp thoải mái không mang tính lễ nghi sẽ mặc Yukata. Tuy nhiên vẫn sẽ có những lễ hội truyền thống mà bạn có thể diện cả Kimono và Yukata:

  • Lễ hội Gion Matsuri tại Kyoto (từ ngày 1/7 đến ngày 31/7)
  • Lễ hội Tenjin Matsuri tại Osaka (ngày 24/7)
  • Lễ hội hoa anh đào Hanami (từ tháng 3 đến tháng 5)
  • Lễ hội Hakata Dontaku Matsuri tại Fukuoka (xuyên suốt kỳ nghỉ lễ tháng 5)

5. Đặt Mua Kimono Và Yukata Từ Nhật Trên Janbox

Nhiều du khách khi mua lần đầu thường sẽ bỡ ngỡ không rõ Kimono và Yukata khác nhau chỗ nào. Nhìn chung thì bạn có thể mua một trong hai tùy vào thời tiết và những dịp bạn muốn mặc. Tuy nhiên, để mua được hai loại trang phục truyền thống này bạn cần tìm hiểu kỹ vì nếu mua phải hàng chất liệu không tốt sẽ làm mất đi form khi mặc lên.

Mức giá Kimono và Yukata thường dao động khoảng 2.000.000đ – 8.000.000đ/bộ. Và ở Nhật họ cũng có các cửa hàng bán lại những bộ Kimono và Yukata cũ với mức giá mềm hơi rất nhiều. Bạn có thể ghé website Janbox để tìm mua hai loại trang phục truyền thống của Nhật này. 

Trên Janbox, bạn có thể thoải mái khám phá và lựa chọn muôn vàn kiểu Kimono và Yukata từ hàng mới đến hàng cũ. Chỉ với vài bước dưới đây, bạn sẽ đặt mua được Kimono và Yukata từ Nhật về Việt Nam nhanh chóng, dễ dàng. 

– Bước 1: Đăng nhập vào trang web Janbox hoặc app trên điện thoại.

– Bước 2: Nhập công cụ thanh tìm kiếm “ Kimono và Yukata”.

– Bước 3: Đọc thông tin để biết Yukata và Kimono khác nhau chỗ nào trước khi quyết định mua 1 trong 2 loại. 

– Bước 4: Thanh toán lần 1 sau khi đã chọn được sản phẩm vào giỏ hàng (phí bao gồm phí đồ và phí mua hộ).

– Bước 5: Đợi Janbox order hàng của bạn về Kho và thanh toán lần 2 (phí vận chuyển và phí phát sinh nếu có).

– Bước 6: Đợi 7-10 ngày là có thể nhận được hàng về tay.

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Mua Hộ Hàng Nhật, Order Hàng Nhật Uy Tín, Giá Rẻ

Qua bài viết về sự khác biệt giữa Kimono và Yukata, chúng ta đã thấy rõ nét đẹp, sự cầu kỳ và tỉ mỉ trong trang phục truyền thống Nhật Bản. Nếu bạn yêu thích nền văn hóa Nhật Bản hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để khám phá những sản phẩm văn hóa độc đáo của xứ sở Mặt trời mọc nhé ! Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu đặt mua Kimono và Yukata hay các món đồ nội địa Nhật Bản như manga, figure hãy liên hệ tới Janbox chúng tôi để được hỗ trợ đặt mua hàng về nhà tiện lợi, nhanh chóng và giá rẻ nhé!