Trống Taiko Nhật Bản – Nét đẹp văn hóa, niềm tự hào

2028
trong-taiko-nhat-ban

Nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo, đa màu sắc, với những lễ hội được tổ chức rộn ràng suốt bốn mùa, Nhật Bản là đất nước mà bất kỳ du khách nào cũng muốn khám phá. Trong bài viết hôm nay, mời các bạn cùng Janbox khám phá trống Taiko Nhật Bản, một loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và các nghi thức tôn giáo Nhật Bản, đồng thời cũng là một nét đẹp văn hóa của người Nhật được những người đam mê âm nhạc trên khắp thế giới yêu thích.

I. Lịch sử về trống Taiko Nhật Bản

Taiko là một loại trống truyền thống của Nhật Bản, có lịch sử lâu đời là nét đẹp trong các lễ hội văn hóa Nhật Bản và cũng là đời sống tâm hồn của người Nhật.

Theo một số nghiên cứu khảo cổ học và nhân chủng học, người cổ đại thời kỳ Jomon đã biết sử dụng trống là phương tiện để truyền đạt thông tin và là một nhạc cụ trong các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, trống thời kỳ này khác nhiều so với trống Taiko ngày này, chúng được làm bằng đất nung bọc da bên ngoài.

Thực tế, trống Taiko Nhật Bản ngày nay giống với Taiko ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Vì vậy, có giả thiết cho rằng, Taiko cổ đại được du nhập vào Nhật Bản từ Lục địa Châu Á vào khoảng thế kỷ 5-6 cùng với sự du nhập của Phật giáo Trung Quốc và Hàn Quốc. Cũng trong khoảng thế kỷ này, do sự phát triển của lễ hội “Dengaku” việc sử dụng trống để đệm nhạc trở nên phổ biến.

Bước sang thời kỳ Edo, bên cạnh sử dụng trống để đệm nhạc trong các lễ hội, các sự kiện tôn giáo, những người yêu thích trống Taiko đã tập hợp thành những nhóm biểu diễn và từ đó các cuộc thi kỹ năng đánh trống Taiko Nhật Bản ra đời.

trong-taiko-nhat-ban

Trải qua chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1945 các nhóm biểu diễn trống Taiko Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vào năm 1951, Daihachi Oguchi đã sáng tạo nên “Kumi Daiko” – Đây là một hình thức biểu diễn trống độc lập kết hợp nhiều loại trống Taiko khác nhau, không gắn liền với các nghi thức tôn giáo hay lễ hội.

Tuy nhiên, đến những năm 1970 đến 1990 mới thực sự là thời kỳ bùng nổ của trống Taiko Nhật Bản, với hàng loạt các nhóm trống chuyên nghiệp hoạt động mạnh mẽ. Đặc biệt, buổi biểu diễn Taiko tại thế vận hội Tokyo năm 1964 đã giúp cho trống Taiko thực sự được yêu thích không chỉ ở Nhật Bản mà còn lan rộng ra cả Châu Âu, ÚC, Nam Mỹ,…

>>Xem thêm: Bùa may mắn Omamori và những điều có thể bạn chưa biết.

II. Taiko trong các hoạt động lễ hội

Trong các lễ hội Nhật Bản, Taiko là một phần không thể thiếu để tạo nên những âm thanh đặc trưng của lễ hội. Người nhạc công khoác lên mình bộ trang phục Happi hay Hanten là những bộ trang phục truyền thống, đánh lên những bản trống Taiko Nhật Bản hào hùng, mượt mà. Hòa chung với tiếng trống là những điệu múa vui nhộn, đẹp mắt, tạo cho lễ hội những nét đặc sắc và trở thành tinh hoa văn hóa Nhật Bản.

Bên cạnh đó, trong Gagaku (nhã nhạc Nhật Bản) Taiko được sử dụng với hai loại dành cho dàn nhạc hòa tấu và khiêu vũ. Taiko sẽ được sắp xếp ở vị trí trước sân khấu và cứ sau khi kết thúc một phân đoạn trong buổi diễn, trống Taiko Nhật Bản sẽ được gõ lên một nhịp. Còn ở loại hình nghệ thuật khác như Kabuki và Kyogen, Taiko được sử dụng để tạo nên các hiệu ứng âm thanh cho vở kịch. 

Taiko là âm thanh vang vọng khắp chiều dài lịch sử của đất nước Nhật Bản. Không chỉ tạo nên màu sắc cho lễ hội, các nghi thức tôn giáo mà còn tạo nên những giá trị tinh thần, là tinh hoa văn hóa Nhật Bản, là niềm tự hào của người dân Nhật.

trong-taiko-nhat-ban

>>> Xem thêm: Shakuhachi – Thanh âm thiền định trong văn hoá Nhật Bản

III. Các loại trống Taiko Nhật Bản phổ biến

Trống Taiko Nhật Bản có nhiều loại, nhưng nhìn chung có ba loại phổ biến sau:

1. Nagado Daiko

Nagado Daiko hay còn được gọi là Miya Daiko là loại trống Nhật được biết đến rộng rãi nhất. Loại trống Taiko này thường xuyên xuất hiện trong các lễ hội và các nghi thức tôn giáo. 

trong-taiko-nhat-ban

Nagado Daiko có hình dáng giống như một thùng rượu, có thân được làm bằng gỗ cứng, khúc gỗ được khoét rỗng đem phơi khô từ 3-5 năm, sau đó được căng lớp da bò lên trên và đóng đinh tán cố định. Khi trống được sử dụng, âm thanh được cộng hưởng trong phần thân rỗng vang rất xa, nên thường được sử dụng khi cần thể hiện sự mạnh mẽ, hào hùng.

2. Shime Daiko

Shime Daiko là một loại trống Nhật nhỏ hơn Nagado và có âm vực cao hơn. Trống có hai mặt đều được làm từ da bò, được bọc qua một vòng kim loại sau đó xâu lại với nhau bằng dây.

Khi đánh Shime Daiko, cho âm thanh cao và nhẹ nên thường được sử dụng trong Nagauta và kịch Noh.

3. Okedo Daiko

Thân trống Okedo Daiko được ghép từ các tấm gỗ dài, thường là gỗ tuyết tùng. Có kích thước lớn hơn Okedo Daiko và trọng lượng khá nhẹ, thường được khoác lên vai và được đi diễu hành, nhảy múa khi biểu diễn.

Như vậy, chúng ta cùng vừa đi tìm hiểu về trống Taiko Nhật Bản, mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị. Hãy cùng theo dõi Janbox để khám phá thêm những điểm độc đáo về nền văn hóa Nhật Bản nhé! Bên cạnh đó, nếu bạn muốn trải nghiệm bộ môn đánh trống Nhật Bản này, hãy liên hệ tới Janbox để được tư vấn sở hữu những bộ trống Taiko chất lượng!

>>Xem thêm: Triết lý thiết kế trong phong cách Wabi Sabi của Nhật Bản.

Website: https://janbox.com

Email: [email protected]

Previous articleBùa may mắn Omamori và những điều có thể bạn chưa biết
Next article10 loại thuộc top tai nghe gaming được ưa chuộng nhất hiện nay
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.