ETD và ETA là hai thuật ngữ rất quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển, xuất nhập khẩu. Thế nhưng, nó là những khái niệm dễ tạo ra sự nhầm lẫn, nhất là đối với những ai mới bước chân vào lĩnh vực,… Để tránh nhầm lẫn gây ra những thiệt hại không đáng có, hôm nay Janbox chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa của ETA và ETD trong vận chuyển nhé!
1. ETD và ETA là gì?
1.1. ETA là gì?
ETA (Estimated Time of Arrival) là thời gian dự kiến một phương tiện, hàng hóa hoặc người sẽ đến được điểm đích. Đây là thuật ngữ thường dùng trong logistics, vận tải và hàng hải, giúp người nhận và các bên liên quan chuẩn bị kế hoạch tiếp đón hiệu quả.
ETA chỉ là thời gian dự kiến, mang tính ước tính không phải là thời gian chính xác. Nó được ước tính dựa vào phương tiện vận chuyển, tốc độ di chuyển trung bình, dự báo thời tiết, thời gian vận chuyển của các chuyển đi trước, thời gian bốc xếp,…
1.2. ETD là gì?
ETD có thể là viết tắt của hai thuật ngữ phổ biến: Estimated Time of Departure (thời gian dự kiến khởi hành) và Estimated Time of Delivery (thời gian dự kiến giao hàng). Mặc dù cùng viết tắt là ETD, nhưng mỗi thuật ngữ mang ý nghĩa và mục đích riêng.
- Estimated Time of Departure được hiểu là thời điểm dự kiến hàng hóa rời khỏi điểm xuất phát, đánh dấu sự khởi đầu của hành trình vận chuyển.
- Estimated Time of Delivery, nghĩa là thời gian dự kiến hàng hóa sẽ được giao đến đích. Thuật ngữ này thường được sử dụng tương tự ETA nhưng tập trung vào thời điểm giao hàng cuối cùng.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETD thường được biết nhiều hơn là viết tắt của Estimated Time of Departure. ETD được xác định dựa trên thông tin xác định về phương tiện vận chuyển, điều kiện thời tiết, lịch trình của hãng tàu,…
>>Xem thêm: Phí BAF là gì? Phân biệt phí BAF với phí CAF trong vận chuyển
1.3. Điểm giống và khác nhau giữa ETD và ETA trong lĩnh vực vận chuyển xuất nhập khẩu
* Giống nhau:
– ETA và ETD đều là thời gian dự kiến, mang chất ước tính nên nhiều trường hợp thời gian khởi hành và thời gian đến đích không chính xác so với thực tế.
– Đều phụ thuộc vào các yếu tố như: Phương tiện vận chuyển, lịch trình vận chuyển, khối lượng hàng hóa, điều kiện giao thông, điều kiện thời tiết,…
* Điểm khác nhau:
– ETD: là khái niệm chỉ thời gian ước tính khởi hành vận chuyển lô hàng hoặc thời gian ước tính bắt đầu quá trình giao hàng.
– ETA: là khái niệm chỉ thời gian ước tính phương tiện vận chuyển, tàu, lô hàng cập đích cuối cùng.
Bạn cần lưu tâm ghi nhớ 2 khái niệm để tránh sự nhầm lẫn gây ra những thiệt hại, rủi ro không đáng có. Ví dụ như: Nếu người vận chuyển, người giao hàng, hoặc người nhận hàng không phân biệt được thời gian ETD và ETA sẽ dẫn đến khả năng vận chuyển, giao nhận hàng hóa chậm trễ, dẫn đến những mâu thuẫn giữa các bên. Thậm chí, dẫn đến những ảnh hưởng lớn về kinh tế.
Chính vì vậy, ETD và ETA trong xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy etd và eta trong lịch tàu có ý nghĩa gì? Cách xác định ETD và ETA trong vận chuyển như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi phần tiếp dưới đây nhé!
Bảng so sánh tổng quát sự khác biệt giữa ETD và ETA
Tiêu chí | ETA (Estimated Time of Arrival) | ETD (Estimated Time of Departure) |
Khái niệm | Thời gian dự kiến phương tiện hoặc hàng hóa sẽ đến đích cuối cùng. | Thời gian dự kiến phương tiện hoặc hàng hóa sẽ khởi hành từ điểm xuất phát. |
Giai đoạn vận chuyển | Liên quan đến phần cuối của quá trình vận chuyển (đến nơi nhận hàng). | Liên quan đến phần đầu của quá trình vận chuyển (rời khỏi nơi gửi hàng). |
Mục đích | Hỗ trợ người nhận chuẩn bị tiếp nhận và xử lý hàng hóa. | Hỗ trợ nhà vận chuyển và người gửi hàng lập kế hoạch xuất phát đúng thời gian. |
Cách tính toán | Dựa trên lịch trình vận chuyển, điều kiện giao thông, thời tiết thực tế. | Dựa trên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra an toàn, và lịch trình khởi hành. |
Tác động khi nhầm lẫn | Dẫn đến việc người nhận không chuẩn bị kịp thời, làm chậm trễ quy trình. | Dẫn đến hàng hóa không sẵn sàng khởi hành, ảnh hưởng lịch trình vận chuyển. |
2. Ý nghĩa của ETD và ETA trong vận chuyển, xuất nhập khẩu
2.1. Ý nghĩa ETD và ETA trong vận chuyển
Việc xác nhận chính xác ETD và ETA trong lịch tàu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vận chuyển, xuất nhập khẩu, cụ thể:
– Đảm bảo việc giao hàng luôn được đúng thời hạn quy định. Quá đó, giúp các bên chủ hàng, bên vận chuyển và nhận hàng thuận tiện trong quá trình giao nhận hàng, tránh sự chậm trễ gây tốn kém thêm chi phí hoặc nhỡ hợp đồng ký kết gây những thiệt hại lớn về kinh tế.
– Giúp chính quyền cảng dễ dàng xác định phân bổ nguồn lực, điều hành lưu thông phương tiện vận chuyển, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
– Đối với đơn vị vận chuyển, việc xác định chính xác ETA và ETD là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín.
2.2. Vai trò của ETD trong quản lý vận chuyển hàng Nhật
- Lập kế hoạch vận chuyển: ETD giúp xác định thời gian khởi hành, giúp các bên chuẩn bị thủ tục và sắp xếp vận chuyển kịp thời.
- Quản lý thời gian: Đảm bảo thời gian khởi hành đúng kế hoạch, giúp doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hàng hóa và giấy tờ.
- Điều phối với đối tác: ETD giúp các công ty vận chuyển phối hợp với các cảng, sân bay và đối tác logistics, tối ưu hóa quá trình vận chuyển.
- Quản lý tồn kho và sản xuất: Biết trước ETD giúp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tồn kho, tránh thiếu hàng.
- Giảm rủi ro: ETD giúp dự đoán rủi ro và chuẩn bị biện pháp đối phó với sự cố trong quá trình vận chuyển.
- Xây dựng niềm tin: Cung cấp thông tin chính xác về thời gian khởi hành giúp tạo uy tín với khách hàng.
- Tuân thủ quy định: Giúp đảm bảo tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan.
2.3. Cách xác định ETA và ETD trong vận chuyển
Như đã phân tích ở trên, ETA và ETD chỉ là thời gian mang tính chất ước tính, là thời gian tiêu chuyển mà hãng tàu vận chuyển đề ra nó không phải là thời gian chính xác 100%. Nó có thể đến trễ vì một số lý do chủ quan và khách quan như: Điều kiện thời tiết, dịch bệnh, sự cố hỏng tàu đột xuất, khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa, cơ sở hạ tầng, đội bốc xếp,… Chính vì vậy, xác định được chính xác ETD và ETA là vấn đề khó khăn.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp đã ứng dụng thuật toán AI xác định được ETD và ETA dễ dàng và chính xác. Đồng thời, giúp cho 2 bên nhận hàng và gửi hàng có thể theo dõi quá trình vận chuyển dễ dàng qua hệ thống tracking number hiện đại để xác định được thời gian hàng khởi hành và cập đích.
2.4. ETD và ETA trong lịch tàu có ý nghĩa gì?
Trong lịch tàu, ETD giúp lập kế hoạch khởi hành tàu. Đây là thời gian ước tính mà tàu sẽ khởi hành khỏi cảng xuất phát. Nắm rõ ETD giúp các bên liên quan (như người vận chuyển, cảng và khách hàng) lên kế hoạch cho quá trình vận chuyển và chuẩn bị hàng hóa.
Ngược lại, ETA giúp lập kế hoạch nhận hàng khi tàu đến. ETA giúp xác định khi nào tàu sẽ đến nơi và hàng hóa sẽ được giao cho người nhận. Đây là thông tin quan trọng để các bên chuẩn bị nhận hàng và tiếp tục quy trình logistics.
>>> Xem thêm: Thời gian gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam mất bao lâu?
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến ETD và ETA
Cả ETD và ETA đều là khoảng thời gian ước tính, vì vậy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng:
- Phương tiện vận chuyển: Tùy vào loại phương tiện (máy bay, tàu hỏa, tàu biển, xe tải) mà tốc độ vận chuyển sẽ khác nhau.
- Khối lượng và kích thước hàng hóa: Hàng hóa có kích thước lớn hoặc nặng sẽ làm chậm quá trình vận chuyển, so với các loại hàng nhẹ hoặc nhỏ gọn.
- Tính chất hàng hóa: Các mặt hàng dễ hỏng hoặc dễ vỡ yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh chóng hoặc cẩn thận, nhằm tránh tổn thất.
- Điều kiện thời tiết: Thời tiết xấu có thể làm trì hoãn thời gian khởi hành hoặc đến đích, ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển.
4. Lưu ý khi sử dụng ETD và ETA để tối ưu hiệu quả vận chuyển
Để có thể áp dụng ETD và ETA hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Cập nhật liên tục: Cần thường xuyên theo dõi thông tin về phương tiện vận chuyển, số hiệu chuyến, lịch trình di chuyển, và thời gian cập cảng/bến để nắm bắt tình hình chính xác.
- Sử dụng công cụ theo dõi: Các công ty logistics hiện nay thường cung cấp thông tin cập nhật trên website của họ, cho phép khách hàng tra cứu vị trí tàu hoặc phương tiện vận chuyển trong thời gian thực, qua định vị vệ tinh hoặc thông báo từ nhà cung cấp dịch vụ.
- Chuẩn bị phương án dự phòng: Bạn nên yêu cầu các đơn vị logistics cung cấp thông tin chi tiết về số chuyến, thời gian vận hành và các sự cố thường gặp trong quá trình vận chuyển. Điều này giúp bạn chủ động xử lý các tình huống phát sinh, giảm thiểu ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng.
- Chọn đối tác uy tín: Lựa chọn công ty logistics có kinh nghiệm lâu năm và uy tín giúp giảm thiểu sai sót và sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, nhập khẩu hàng Nhật Bản, Janbox có:
– Quan hệ tốt với các bến tàu, đội bốc xếp.
– Có cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mang đến dịch vụ nhập khẩu hàng Nhật Bản chuyên nghiệp, uy tín với thời gian ETA và ETD được xác định với tỉ lệ chính xác cao.
– Hệ thống tracking theo dõi đơn vận tiện lợi.
– Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm kịp thời đưa các phương án giải quyết các vấn đề phát sinh. Bảo đảm hàng hóa vận chuyển an toàn nhanh chóng, theo đúng hợp đồng.
– Bảo hiểm hàng hóa uy tín.
– Cước phí dịch vụ rẻ, cạnh tranh.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, bạn liên hệ tới Janbox để được tư vấn trực tiếp nhé!
>>> Xem thêm: App mua hàng Nhật Bản online đơn giản, nhanh chóng
Như vậy, bài viết đã giới thiệu, phân tích tới các bạn hai khái niệm, ý nghĩa của ETD và ETA trong vận tải hàng hóa từ đó giúp bạn biết được “eta và etd là gì”. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm một đơn vị vận chuyển nhập khẩu hàng Nhật Bản uy tín bạn hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn dịch vụ của Janbox.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tới:
- Website: https://janbox.com.
- Email: [email protected].
- Facebook: https://www.facebook.com/janbox.com.vi.