Axit Folic là Vitamin gì? Những tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe

986
axit-folic-co-o-dau

Axit Folic có vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết Axit Folic là Vitamin gì? Axit Folic có cần thiết không? Cùng tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây của Janbox nhé!

1. Axit Folic là Vitamin gì?

Axit Folic là Vitamin gì? Axit Folic được biết đến với cái tên khác là Vitamin B9, Folacin hay Folat. Axit Folic là một Vitamin thiết yếu của cơ thể với tác dụng là sản sinh và duy trì tế bào, hồng cầu và phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit Folic rất cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể, nhất là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. 

axit-folic-la-vitamin-gi

Axit Folic là Vitamin gì?

2. Axit Folic có trong thực phẩm nào?

Sau khi biết được Axit Folic là Vitamin gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu Axit Folic có trong các thực phẩm nào? Axit Folic chứa nhiều trong các thực phẩm sau:

– Các loại rau xanh: bông cải xanh, bắp cải, rau chân vịt, rau diếp cá, đậu bắp, bí đao, nấm, ớt chuông, đậu và những cây họ đậu, mùi tây, măng tây, củ cải, cải bruxen.

– Hoa quả và các loại nước ép.

– Gan và thận bò.

– Thực phẩm sữa, bột mì, bánh mì, nguyên liệu làm bánh, mì ống, ngũ cốc, các loại bánh quy, bánh cookie cũng chứa hàm lượng cao Axit Folic.

axit-folic-co-trong-thuc-pham-nao

Axit Folic có trong thực phẩm nào?

>>> Xem thêm: Ketogenic là gì? Chế độ ăn ketogenic bạn nên biết

3. Tác dụng của Axit Folic là gì?

3.1 Tác dụng của Axit Folic đối với người lớn

– Ngăn ngừa sự thay đổi, đột biến gen.

– Ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, tim mạch, huyết áp,..

– Giảm viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

– Ngăn ngừa triệu chứng viêm gan, nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực.

– Giảm các triệu chứng thiếu máu, khó thở, mệt mỏi, chán ăn.

3.2 Tác dụng của Axit Folic đối với phụ nữ mang thai

– Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

– Phòng tránh bệnh thiết máu, ngăn ngừa tình trạng sảy thai, sinh non.

– Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng thai nhi.

– Hạn chế tình trạng trẻ sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch.

– Giảm nguy cơ gây ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung.

– Ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ ở người mẹ.

– Giúp giảm mức độ hóa chất trong máu.

– Ngăn ngừa một số bệnh lý khác như mất trí nhớ sau sinh, bệnh trĩ.

– Giảm triệu chứng các bệnh khó ngủ, trầm cảm, đau cơ bắp, loãng xương, chân bồn chồn.

– Ngăn ngừa quá trình lão hóa, bệnh bạch biến, AIDS và hội chứng Fragile-X.

axit-folic-la-gi

3.3 Tác dụng của Axit Folic đối với trẻ em

– Tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ.

– Hạn chế nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.

– Phát triển chức năng não bộ bình thường.

– Giúp trẻ có cân nặng bình, phát triển thể chất và trí não bình thường.

– Hạn chế bệnh tự kỷ ở trẻ em.

4. Hướng dẫn cách sử dụng Axit Folic

4.1 Khi nào cần sử dụng Axit Folic?

Bạn nên bổ sung Axit Folic vào các trường hợp sau:

– Người bị giảm sút trí nhớ, trầm cảm, dễ quên, khó tập trung và hay cáu kỉnh.

– Cơ thể mệt mỏi, đau nhức chân tay, khó thở, da nhợt nhạt.

– Buồn nôn, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy kéo dài.

– Nhiệt miệng, sưng lưỡi, giảm vị giác.

– Axit folic rất cần thiết với phụ nữ mang thai. Do đó trước và sau khi có thai cần phải sử dụng thêm thuốc bổ trợ chứa Axit folic dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

axit-folic-co-o-dau

4.2 Liều lượng và cách sử dụng Axit folic

– Phụ nữ trước khi mang thai nên sử dụng 400mcg và giữ nguyên mức này trong 3 tháng đầu có thai. Từ tháng thứ 4 đến khi sinh thì tăng lên mức: 600mcg. Phụ nữ sau sinh nên sử dụng mức 500 mcg.

– Một số phụ nữ có thai nhi có nguy cơ bị mắc khuyết tật ống thần kinh cao có thể sử dụng liều lượng ở mức cao hơn 5mg Axit folic mỗi ngày, uống liên tục đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

– Những phụ nữ đang sử dụng thuốc chống động kinh phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Mỗi ngày người lớn cần khoảng 400 mcg Axit folic, trẻ em cần khoảng 65 đến 300 mcg Axit folic tuỳ theo độ tuổi.

4.3 Lưu ý khi sử dụng Axit Folic

– Nên uống Axit Folic giữa 2 bữa ăn.

– Có thể kết hợp uống sắt, Axit Folic chung với nước trái cây, nhất là nước cam.

– Không uống chung Axit Folic với nước uống có chứa các chất kích thích như chè, cafe, rượu,…

– Khi uống Axit Folic cần ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.

– Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

– Uống đúng, đủ liều. Nếu có tác dụng phụ thì phải báo bác sĩ ngay.

– Với các viên Vitamin tổng hợp có chứa Axit Folic thì bạn phải xem hàm lượng và uống đủ liều.

– Nên bổ sung các thực phẩm tự nhiên có chứa Axit Folic trong các bữa cơm hàng ngày.

tac-dung-cua-axit-folic-la-gi

Đến đây bài viết về chủ đề Axit Folic là Vitamin gì xin được tạm dừng. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại Vitamin này. Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu Axit Folic để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

>>Xem thêm: Coenzyme Q10 là thuốc gì?