Đàn shamisen – Nét đẹp của nghệ thuật Nhật Bản

3625
Dan-shamisen

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng với nhiều di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và một trong số đó là đàn shamisen. Vậy loại đàn này có gì đặc biệt? Nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa ra sao? Cùng Janbox tìm hiểu chi tiết về loại đàn độc đáo này qua bài viết dưới đây.

1. Đàn shamisen là loại đàn gì?

Bạn đang thắc mắc Shamisen là gì thì đây là một loại nhạc cụ có ba dây được chơi với một miếng gảy. Âm thanh của đàn rất phong phú: khi thì nhẹ nhàng tinh tế, khi thì khí thế, mạnh mẽ để biểu lộ tâm trạng của con người hay mô phỏng những âm thanh của thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng chim kêu, tiếng gió,… 

Dan-shamisen-la-loai-dan-gi
Đàn shamisen là loại đàn gì
  • Nguồn gốc, ý nghĩa:

Theo những ghi chép xưa của người Nhật, shamisen còn được gọi là samisen. Đàn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào tỉnh Okinawa – Nhật Bản vào thời Chiến quốc, tức vào khoảng thế kỷ 16. Trải qua những thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ Edo, người Nhật đã nghiên cứu, cải tiến và tích lũy kỹ năng chơi đàn, biến loại nhạc cụ này trở thành một nhạc cụ độc đáo, một nét đẹp trong nghệ thuật Nhật Bản và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như một đại diện cho nhạc cụ truyền thống của quốc gia này.

  • Đặc điểm cấu tạo: 

Đàn shamisen có cấu tạo 3 phần chính gồm dây đàn (Tenjin), cổ (sao) và thân đang (Do). Trong đó:

– Phần cổ: dài như đàn guitar nhưng mỏng hơn và không có phím. Được chia làm 3 phần là cổ trên, cổ giữa và cổ dưới, và những chiếc cổ như vậy được gọi là ba nếp gấp.

– Phần thân đàn: Có hình chữ nhật giống mặt trống. Mặt trước của phần thân được bọc một lớp da căng. Theo truyền thống, lớp da này thường là da chó hoặc da mèo hay một loại giấy đặc biệt, nhưng ngày nay phần da này được bọc bằng vật liệu tổng hợp như nhựa.

– Dây đàn: Có 3 dây với độ nhỏ dày khác nhau, được làm bằng lụa hoặc polyester.

Cau-tao-cua-dan-shamisen
Cấu tạo của đàn shamisen

Đàn Shamisen được làm bằng nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ Hanabayshi, gỗ đàn hương, gỗ Beni Lumber, gỗ Kinho, gỗ Namiku,… Điểm đặc biệt, đàn có thể tháo rời và lắp ráp lại khi cần và có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng thể loại chơi. Dựa vào kích thước, samisen được chia làm 3 loại cơ bản là Hosozao, Chuzao, Futozao. 

Miếng gảy dùng để chơi đàn được gọi là bachi. Miếng gảy này có nhiều hình dạng, kích thước cũng như được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, nhựa, ngà voi. Thế nhưng, sự khác biệt về vật liệu này không tạo ra sự khác biệt về âm thanh.

2. Người Nhật thường chơi đàn shamisen vào dịp gì?

nguoi-Nhat-choi-dan-Shamisen
Người Nhật chơi đàn Shamisen

Vào thời kỳ mới xuất hiện, nhạc cụ này được xem là một loại nghệ thuật thấp, được chơi chủ yếu ở tầng lớp nông dân và các nhạc công lưu động. Tuy nhiên, cùng với thời gian, đàn được mọi tầng lớp yêu thích được sử dụng rộng rãi trong các loại hình nghệ thuật như Kabuki, Joruri và Bunraku, … Và là một phần không thể thiếu trong các lễ hội Nhật Bản, nhất là các lễ hội ở vùng nông thôn. 

Trong âm nhạc đương đại, loại đàn này được nhiều ban nhạc, nhạc sĩ sử dụng trong các buổi nhạc rock. Để bảo tồn và phát huy loại nhạc cụ dân tộc này, nhiều trường học phổ thông ở Nhật đã dạy cách chơi đàn shamisen cho học sinh vào các tiết học ngoại khóa.

>>> Xem thêm: Shakuhachi – Thanh âm thiền định trong văn hoá Nhật Bản

3. Cách chọn đàn shamisen

Theo một số kinh nghiệm của những người chơi đàn chuyên nghiệp và những chủ cửa hàng bán đàn lâu năm thì loại nhạc cụ này có độ sâu và âm thanh thay đổi tùy thuộc vào gỗ và da được sử dụng cho thân và cổ đàn. Nếu như bạn mới học đàn và tự học đàn shamisen thì bạn nên mua đàn có chất liệu gỗ Hanabayshi, nhưng đối với những người có chí tiến thủ lâu dài nên lựa chọn cây đàn được làm bằng gỗ Beni Lumber đỏ (giá khá đắt).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau trong lựa chọn đàn chất lượng, phù hợp:

– Nếu bạn muốn chơi chủ yếu ở một thể loại biểu diễn nên chọn loại đàn phù hợp với thể loại đó. Ví dụ: Biểu diễn trong Naguta chọn Hosozao samisen, biểu diễn trong Tsugaru chọn Futozao shamisen.

– Nếu như bạn muốn học đàn chơi trong nhiều thể loại bạn nên chọn Chuzao shamisen.

– Đàn có nhiều kích thước, vì vậy bạn nên chọn loại đàn có kích thước phù hợp với dáng vóc, tránh gây mệt mỏi.

– Giá cả loại đàn này khá đắt và phụ thuộc vào từng chất liệu gỗ, do đó bạn cũng có thể dựa vào khả năng tài chính cân nhắc lựa chọn mua đàn cho hợp lý nhất. 

cach-chon-dan-shamisen
Cách chọn đàn shamisen

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của giảng viên hay ý kiến của chủ cửa hàng để chọn được loại đàn phù hợp nhất cho bản thân. Loại đàn này có giá khá cao vì vậy để tránh mua phải đàn giả, kém chất lượng bạn nên mua đàn Shamisen tại thị trường nội địa Nhật Bản.

Bạn chỉ cần truy cập ứng dụng mua hàng quốc tế Janbox.com là đã có thể lựa chọn và đặt mua những cây đàn, nhạc cụ chuẩn Nhật Bản ngay tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, am hiểu về văn hóa phong tục và thị trường Nhật Bản, Janbox sẽ hỗ trợ bạn trao đổi trực tiếp với chủ cửa hàng về chất lượng và các thông tin sản phẩm giúp bạn lựa chọn được sản phẩm đàn phù hợp, chất lượng chính hãng, giá tốt.

>>> Xem thêm: Trống Taiko Nhật Bản – Nét đẹp văn hóa, niềm tự hào

Như vậy, chúng ta vừa cùng đi tìm hiểu về đàn shamisen – Nét đẹp của nghệ thuật Nhật Bản. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Janbox để khám phá những điểm thú vị về đất nước Mặt trời mọc nhé!

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/janbox.com.vi

Previous articleNước tương Nhật Bản – Đặc sắc ẩm thực xứ phù tang
Next articleCác mặt hàng Nhật được ưa chuộng số 1 tại Việt Nam
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.