17 loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản nổi tiếng nhất

1714
nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

Không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, những lễ hội đa màu sắc, nền ẩm thực độc đáo. Nhật Bản còn có một nền âm nhạc truyền thống phong phú với hơn 30 loại nhạc cụ truyền thống có lịch sử tồn tại hơn 3000 năm. Ngay bây giờ, mời các bạn cùng Janbox tìm hiểu 17 loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản nổi bật nhé!

1. Shamisen

Shamisen là một loại nhạc cụ ba dây, có hình dáng giống nhạc cụ banjo của phương Tây nhưng thực chất là một loại đàn luýt.

Shamisen có ba loại kích cỡ là dày, trung bình và mỏng. Nhạc cụ này sẽ được gảy bằng một miếng gảy được gọi là Bachi, ngoài ra còn được chơi theo bộ gõ bằng cách đập vào da căng trên thân trống. Loại nhạc cụ dân tộc Nhật Bản này được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc Nhật Bản từ múa rối ningyo joruri đến nhạc geisha, các bài hát dân gian hay sân khấu kịch kabuki (một loại hình nghệ thuật sân khấu nổi tiếng của đất nước Nhật Bản),…

2. Shakuhachi

Shakuhachi là một loại sáo trúc tạo ra những âm thanh có vực thấp hay cao tùy thuộc vào cách điều chỉnh của người nghệ sĩ. Shakuhachi đồng thời cũng là loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản nổi tiếng được nhiều người biết đến.

nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

Ban đầu, sáo Shakuhachi được sử dụng trong khiêu vũ và âm nhạc cung đình của Nhật Bản. Trong những năm 1603 đến 1868, nhạc cụ này được các nhà sư chơi như một bài thiền và trong các buổi độc tấu thiêng liêng. Sau này, khi được cải tiến, Shakuhachi được chơi rộng rãi trong nhiều môi trường và trở thành một nhạc cụ hòa tấu chơi với Shamisen và Sou.

3. Tsuzumi

Tsuzumi là một chiếc trống cầm tay hình đồng hồ cát được sử dụng trong âm nhạc dân gian Nhật Bản, sân khấu kịch kabuki và một loại kịch múa cổ điển của Nhật Bản có nguồn gốc từ thế kỷ 14.

Một trong những điểm nổi bật và thú vị ở loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản này là khi chơi cần đến một độ ẩm nhất định để đạt được chất lượng âm thanh mong muốn. Vì vậy, người chơi thường dán những mảnh giấy thấm nước bọt của mình lên da của đầu trống để tăng thêm độ ẩm.

4. Biwa

Thêm một loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản có lịch sử lâu đời đó chính là Biwa. Biwa là một loại đàn luýt Nhật Bản bốn dây, thân bát, cổ ngắn, có hình giọt nước tương tự như đàn nguyệt của phương Tây. Vào thế kỷ 7-8, đàn thường được sử dụng trong âm nhạc cung đình Nhật. Sau đó được chơi bởi các thầy tu câm Nhật Bản thời Heian và nó cũng được chơi làm nhạc nền cho câu chuyện kể. Ngày nay, người ta kết hợp sử dụng Biwa với các buổi biểu diễn của dàn nhạc phương Tây.

nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

>>> Xem thêm: Trống Taiko Nhật Bản – Nét đẹp văn hóa, niềm tự hào

5. Koto

Koto là một loại đàn tranh của Nhật Bản, là nhạc cụ truyền thống Nhật Bản được gìn giữ và bảo tồn qua nhiều thế kỷ.

Koto thường có 13 dây, dài khoảng 180cm và được làm bằng gỗ Paulownia. Đàn được chơi bằng cách gảy dây bằng tay phải sử dụng miếng gảy và được điều chỉnh bằng cách di chuyển vị trí của cây cầu gỗ.

6. Kokyu

Kokyu là nhạc cụ truyền thống Nhật Bản có một dây duy nhất và được chơi bằng cung. Theo truyền thống, Kokyu có cổ bằng gỗ mun và thân làm bằng gỗ Styrax japonica hay gỗ dừa. Sau đó, được bao phủ bởi da rắn hoặc da mèo và cung được làm bằng lông ngựa.

Ban đầu Kokyu được chơi trong các lễ hội cung đình, chơi trong các nhóm nhạc với Shamisen và Sou. Ngày nay, Kokyu được chơi như nhạc nền trong các bài hát dân gian và nghệ thuật biểu diễn.

7. Sanshin

Một nhạc cụ truyền thống Nhật Bản có dây khác là Sanshi. Sanshin, gần giống với đàn Shamisen nhưng nhỏ hơn. Được coi là trái tim của âm nhạc dân gian Okinawa và được coi như một vị thần trong văn hóa Ryukyuan.

nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

Sanshi được chơi bởi mọi người, ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em, trong các lễ hội, tiệc tùng, đám cưới, sinh nhật và họp mặt gia đình.

8. Shinobue

Loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản này là một loại sáo được làm từ tre, đan bằng mây và được thổi ở bên hông giống như sáo tây và có các lỗ xỏ ngón tay để tạo ra các nốt nhạc khác nhau.

Shinobue có âm thanh cao vút là âm thanh mang tính biểu tượng của âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Thường được chơi trong âm nhạc nghi lễ nhạc cụ địa phương tại các lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo hay để đệm hát trong nhà hát kabuki.

9. Hichiriki

Hichiriki là loại nhạc cụ dân tộc Nhật Bản được chơi trong các điệu múa cung đình và âm nhạc cung đình Nhật Bản. Hichiriki được cho là du nhập từ Trung Quốc từ đầu thế kỷ 7. Đây là loại nhạc cụ hơi được làm bằng cây sậy đôi với thân bằng tre, có chiều dài khoảng 18cm.

>>> Xem thêm: Cung đạo Kyudo – Tinh hoa võ thuật cổ truyền Nhật Bản

10. Hyoshigi

Hyoshigi là một nhạc cụ truyền thống Nhật Bản gõ bằng gỗ bao gồm hai thanh tre hoặc gỗ cứng dài khoảng 25cm, được vỗ vào nhau để tạo ra âm thanh rắc rắc. Hyoshigi được sử dụng để thu hút sự chú ý của khán giả tại một sự kiện hoặc buổi biểu diễn. Vì vậy, bạn dễ dàng nhìn thấy nhạc cụ này trong các buổi biểu diễn múa rối ningyo joruri, nhà hát kabuki và trong các cuộc thi đấu vật sumo.

11. Sho

Sho là một loại đàn miệng của Nhật Bản. Đàn được cho là du nhập vào Nhật Bản từ năm 710 đến năm 794 sau Công nguyên.

Từ xa xưa, Sho được sử dụng trong âm nhạc cung đình Nhật Bản và ngày nay Sho vẫn được sử dụng trong âm nhạc đương đại.

12. Mokugyo

Mokugyo là một chiếc trống gỗ có tay cầm hình con cá cách điệu được sử dụng làm nhạc đệm nhịp nhàng cho các bài thánh ca của Đạo giáo và Phật giáo. Ngày nay, Mokugyo được sử dụng trong nhạc cổ điển và nhạc jazz.

13. Kagura Suzu

nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

Kagura Suzu là một bộ tạ tay, là loại nhạc cụ truyền thống Nhật Bản có lịch sử từ cổ xưa. Nhạc cụ này thường được sử dụng trong điệu múa kagura tại các lễ hội, nghi thức tôn giáo.

14. Uchiwa Daiko

Loại nhạc cụ dân tộc Nhật Bản này có hình dáng rất độc đáo, là một chiếc trống có hình dạng giống như một chiếc gậy bóng bàn, trên phần tròn và cán gỗ được bọc một lớp da bò kéo căng.

Uchiwa Daiko được sử dụng trong Phật giáo Nichiren và trong nhà hát kabuki hay trong các màn biểu diễn nghệ thuật dân gian.

15. Bonsho

Bonsho là một chiếc chuông đồng lớn, có kích thước khác nhau từ 1-2 m, được trang trí bằng các chữ khắc và hoa văn nổi.

Bonsho cho âm thanh trầm, cao và vang xa. Được sử dụng trong các ngôi chùa Phật giáo để gửi tín hiệu, báo động và thông báo thời gian.

16. Horagai

nhac-cu-truyen-thong-nhat-ban

Horagai là loại kèn vỏ ốc xà cừ cổ điển. Hàng ngàn năm trước Horagai đã được các nhà sư Phật giáo sử dụng để đệm tụng kinh và sau đó được các chiến binh Nhật sử dụng để giao tiếp, truyền tín hiệu với nhau giữa các ngọn núi.

17. Nohkan

Nohkan là một loại sáo ngang truyền thống của Nhật Bản, được làm từ tre hun khói có âm thanh cao và được chơi cùng với tsuzumi, tay trống hoặc độc tấu.

>>> Xem thêm: Khám phá nhanh 15 biểu tượng may mắn của Nhật Bản

Với 17 nhạc cụ truyền thống Nhật Bản kể trên, đã phần nào chứng minh sự đa dạng của nền văn hóa Nhật Bản. Hãy theo dõi website Janbox.com của chúng tôi để khám phá thêm những điều thú vị của nền văn hóa Nhật Bản và “săn” những sản phẩm văn hóa, những món đồ nội địa Nhật Bản chất lượng, giá tốt nhé! Janbox – Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới uy tín, đặt hàng từ Nhật về Việt Nam siêu nhanh chóng.

Previous articleJanbox – Thông Báo Lịch Nghỉ Tết Dương Lịch 2023
Next articleSữa Meiji Thanh Của Nhật Có Tốt Không? Mua Sữa Chính Hãng Về Việt Nam
Thanh Hoa, tác giả của blog.janbox.com, là một tác giả tài năng của Janbox. Là người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản, Thanh Hoa không chỉ đam mê khám phá và tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản mà còn thông thạo ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật. Với góc nhìn đa văn hóa và kinh nghiệm thực tế tại Nhật, Thanh Hoa mang đến những bài viết chân thực, giàu giá trị thông tin về mua sắm quốc tế, thương mại điện tử và các khía cạnh đặc sắc trong văn hóa Nhật. Qua từng bài viết, Thanh Hoa mong muốn truyền tải cảm hứng, kiến thức và sự kết nối giữa độc giả với thế giới mua sắm xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. blog.janbox.com không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là cầu nối giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa và cơ hội mua sắm từ Nhật Bản thông qua lăng kính của Thanh Hoa.